SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 18/09/2024
  • Click để copy

Đắk Lắk bảo hộ nhãn hiệu 'Buon Ma Thuot Coffee' trên thế giới

13:05, 09/03/2017
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay đã có 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee".

Theo đó, các quốc gia gồm vùng lãnh thổ Bennelux (Bỉ, Hà Lan, Luxambua), Tây Ban Nha, Đức, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Canada và Nga.

Tỉnh Đắk Lắk cũng đã phối hợp với đoàn chuyên gia của dự án EU-Mutrap để xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột vào thị trường EU nhằm góp phần nâng tầm sản phẩm cà phê nhân xuất xứ tại tỉnh Đắk Lắk đến với các nước trên thế giới .

Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng quảng bá cà phê Việt Nam nói chung và cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột nói riêng đến với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhờ vậy, sản lượng cà phê nhân của Buôn Ma Thuột, của Đắk Lắk được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiêu thụ ngày càng tăng.

Nhan hieu buon ma thuot coffee

 Du khách trong và ngoài nước mua sản phẩm cà phê tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 (2017). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chỉ riêng niên vụ 2015 - 2016, cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu sang 75 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 5 thị trường mới được mở rộng so với niên vụ trước là Genoa, Genova, Guatemala, Iran và Panama. Đặc biệt, các nước Nhật Bản, Thụy Sỹ, Đức, Hoa Kỳ là những nước tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk nhiều nhất.

Cụ thể, niên vụ vừa qua, thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ gần 32.250 tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch gần 56,60 triệu USD. Thụy Sỹ tiêu thụ trên 23.000 tấn, đạt kim ngạch trên 41 triệu USD. Kế đến là thị trường Đức nhập khẩu trên 22.000 tấn cà phê nhân, kim ngạch trên 37,5 triệu USD. Thị trường Hoa Kỳ tiêu thụ trên 13.800 tấn cà phê nhân, kim ngạch đạt trên 23 triệu USD.

Cũng trong niên vụ 2015 - 2016, có 9 thị trường như Italy, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ... đạt kim ngạch trên 10 triệu USD và 22 thị trường khác đạt kim ngạch trên 1 triệu USD…

Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 203.300 ha cà phê, trong đó có gần 193.000 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch, với sản lượng mỗi năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên, trong đó đã có 10 đơn vị được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Đây cũng là địa phương có diện tích, sản lượng cà phê vối nhiều nhất trong cả nước.

Theo TTXVN

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên FESTIVAL” theo Quyết định số 105161/QĐ-SHTT ngày 05/9/2024.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
Lực lượng quản lý thị trường Phú Yên vừa kiểm tra và phát hiện 3 tấn hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ vừa qua đã ban hành Quyết định số 653 /QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00142 cho quả dừa sáp Trà Vinh. Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Hương vị của nắng và gió Phan Rang” đối với các sản phẩm tỏi tươi, tỏi khô được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
Tăng cường kiểm tra, giám sát trên môi trường thương mại điện tử, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT TP.HCM) liên tục phát hiện các vi phạm hàng hóa giả nhãn hiệu, kinh doanh thuốc lá điện tử.