SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Đại dịch COVID-19 đang giúp tầng Ozone phục hồi nhanh hơn dự kiến 15 năm

15:52, 23/06/2021
(SHTT) - Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong suốt 18 tháng vừa qua hoạt động sản xuất cũng như di chuyển trên khắp thế giới đã bị giảm thiểu khá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới nhưng ở một mặt khác lại giúp tầng Ozone hồi phục nhanh hơn đáng kể.

Các ước tính từ NASA mới đây đã cho thấy mức độ ô nhiêm tầng Ozone trong tháng 5 và tháng 6 năm 2020 đã giảm 2%, nguyên nhân chính là do khu vực châu Á và châu Mỹ có lượng khí thải giảm đáng kể.

Con số 2% nghe có vẻ không nhiều, nhưng, các chuyên gia môi trường cho biết, nếu không có sự ảnh hưởng của dịch bệnh và thế giới vẫn tiếp tục nhịp điệu bình thường, chúng ta có thể mất tới 15 năm để đạt được con số đó. Tất nhiên, với điều kiện các chính sách giảm thải đưa ra bởi hội đồng đa chính phủ về Biến đổi Khí hậu được áp dụng một cách gay gắt nhất.

tang-ozon-2

 

Jessica Neu, nghiên cứu viên về thành phần khií quyển tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA chia sẻ: “Tôi thấy bất ngờ trước tác động về môi trường đến từ đại dịch này”.

Được biết, Ozone trong khí quyển ở các tầng cao giúp giảm bớt các bức xạ nguy hiểm từ Mặt trời tới Trái Đất. Nhưng ở các tầng thấp hơn, ozone có thể gây khó chịu về hô hấp và tăng tỉ lệ tử vong do bệnh về tim mạch và hô hấp. Ozone không phải là một chất thải đến trực tiếp từ con người. O3 được tạo ra khi ánh sáng tương tác với các phân tử nito-oxit (NOx) được xả thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy, nhà máy điện, lò luyện kim.

Tại tầng đối lưu, ozone không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn đóng vai trò giữ nhiệt và gia tăng sự nóng lên của Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng đại dịch năm rồi đã đem lại nhiều lợi ích cho chất lượng không khí cũng như quá trình biến đổi khí hậu.

3705_ozone-2

 

Trước đó, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra được các chiến dịch giãn cách xã hội trong năm 2020 cá tác động không hề nhỏ tới mội trường. Cụ thể, trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020, lượng khí thải toàn cầu đã giảm ít nhất 15%. Con số này còn có thể tăng nhiều hơn ở một số nước thực hiện chính sách cách ly gắt gao nhất. Ví dụ, ở Trung Quốc, lệnh cách ly ban hành từ đầu năm đã giúp quốc gia này giảm tới 50% lượng khí thải. Ở các khu vực áp dụng chính sách cách ly sau đó như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Tây Á, lượng khí thải NOx giảm khoảng 18% đến 25% trong tháng bốn và năm.

Tác động tới bầu khí quyển xảy ra trên diện rộng và nhanh chóng đến bất ngờ. Sau cách ly, dữ liệu cho thấy sự giảm thiểu ozone mạnh mẽ toàn cầu, thanh lọc không khí ở độ cao lên đến 10km.

Thái An

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 21/3/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin tổ chức hội nghị “Nền tảng hợp đồng điện tử và các giải pháp nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử”.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Chính phủ Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch tạo vốn khoảng 40 tỷ đô la để đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), tiềm năng trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường sôi động này.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố không được thu tiền giữ chỗ của phụ huynh.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 22/3 vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Trung tâm Văn hoá thể thao huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.