SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Đại biểu Quốc hội bức xúc vì thực phẩm bẩn, quảng cáo sai sự thật

07:28, 11/11/2022
(SHTT) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 10/11, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Khái niệm "người tiêu dùng" trong dự thảo luật là nội dung được các đại biểu rất quan tâm và đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc để có quy định đầy đủ, toàn diện. Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (đoàn Gia Lai), dự thảo Luật có sự thay đổi rất lớn về phạm vi điều chỉnh khi đã sửa đổi khái niệm người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng bây giờ trong dự thảo luật là chỉ bao gồm cá nhân mà không bao gồm tổ chức mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của tổ chức.

Cho rằng lý do của việc không điều chỉnh đối với tổ chức trong dự thảo Luật là chưa thuyết phục, không tán thành với sửa đổi này, đại biểu Phương đề nghị cần phải điều chỉnh đối với tổ chức. Theo bà, nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không bảo vệ đối tượng là "tổ chức" thì quyền lợi của nhóm đối tượng này có thể dễ bị xâm hại và gây thiệt hại chung cho xã hội.

dai bieu quoc hoi1

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (đoàn Quảng Nam)

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (đoàn Quảng Nam) chia sẻ bức xúc liên quan tới vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Hàng năm hầu như đều ghi nhận các vụ việc an toàn thực phẩm, quy mô lớn, hoang mang dư luận. Chưa kể các loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng tràn lan trên thị trường.

Thực tế, thực phẩm bẩn không đảm bảo chất lượng có thể không gây nguy hại ngay tới sức khỏe, chẳng khác nào mang tiền mua bệnh mà không biết phải đối mặt với nhiều tác hại, bệnh tật, thậm chí là nguyên nhân của ung thư.

Do đó nữ đại biểu chia sẻ người tiêu dùng cần được pháp luật bảo vệ theo hướng: Tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, nguyên liệu thực phẩm kém chất lượng phải có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng mà không cần minh chứng bằng hậu quả.

Đặc biệt, nữ đại biểu cũng chỉ ra, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại do còn một bộ phận người dân quan tâm mua hàng giá rẻ, người bán hàng “thổi phồng” công dụng của sản phẩm, đánh lừa người tiêu dùng.

Do đó, hàng xanh, sạch khó có thể cạnh tranh với hàng giả, nhái kém chất lượng. Nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp với sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch nhưng lại gặp nhiều khó khăn do sản phẩm luôn có giá thành cao. Trong khi người dân chủ yếu quan tâm tới hàng rẻ, đẹp mà ít quan tâm tới chất lượng.

Đại biểu chỉ ra, để diễn biến tình trạng này, có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý, người kinh doanh sản xuất và người tiêu dùng khi còn quá dễ dãi với hàng giả, hàng nhái. “Vì vậy, dự thảo luật cần xem xét, quy định rõ trách nhiệm người tiêu dùng trong trường hợp xảy ra hậu quả mà người tiêu dùng có lỗi khi không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được quy định tại khoản 1, Điều 16 của dự thảo Luật” - đại biểu đề xuất.

Cũng theo đại biểu đoàn Quảng Nam, hiện nay trên môi trường không gian mạng, các loại quảng cáo trên các nền tảng trình duyệt, ứng dụng giải trí dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng mà chưa được sự kiểm soát chặt chẽ, nguy hại hơn khi các sản phẩm chức năng, các loại thuốc ngày ngày vẫn được phù phép, quảng cáo có tác dụng tự như thần dược trên các ứng dụng lớn như Facebook, Youtube, Tiktok, thậm chí là các trang báo điện tử chính thống.

“Vừa qua, tình trạng một số nghệ sĩ Việt Nam quảng cáo thuốc, mỹ phẩm sai sự thật đã được báo chí lên án nhưng chế tài đối với các vấn đề này vẫn chưa được xây dựng đầy đủ. Đề nghị trong dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lần này cần quy định hành vi chuyển tải các quảng cáo sai sự thật là một trong các hành vi cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quảng cáo, cho phép quảng cáo đối với các sản phẩm này đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình”, bà Trinh nhấn mạnh.

dai bieu quoc hoi2

 Đại biểu Trần Đình Gia (đoàn Hà Tĩnh)

Đại biểu Trần Đình Gia (Đoàn Hà Tĩnh) cũng đặc biệt lưu ý đến việc quảng cáo thuốc không đúng nhu cầu.

Đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang sử dụng nhiều phương thức quảng cáo sản phẩm, bất chấp việc các đối tượng hướng đến của quảng cáo có thật sự cần đến sản phẩm đó hay không. Nhiều tình huống do sản phẩm mua về không đúng theo nhu cầu sử dụng, gây ra tranh cãi, mâu thuẫn trong giao dịch.

Dẫn ví dụ về những chương trình quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc huyết áp, tiểu đường, sữa dinh dưỡng…, đại biểu đề nghị dự thảo luật cần tính đến những tình huống cụ thể trong quảng cáo sản phẩm, để bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phát biểu giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trân trọng cảm ơn những ý kiến quý báu của các đại biểu Quốc hội; nhấn mạnh những ý kiến này sẽ giúp Bộ Công Thương làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề có nội hàm rộng, được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật từ Bộ luật Dân sự đến pháp luật chuyên ngành. Do đó, để tránh xung đột, chồng chéo với quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo xin tiếp thu ý kiến theo hướng dự thảo luật điều chỉnh những vấn đề mới, đặc thù, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, Thứ trưởng cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát, hoàn thiện các quy định theo hướng bảo đảm tối đa quyền lợi của người tiêu dùng; quy định trách nhiệm tương ứng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật; đồng thời sẽ có báo cáo đánh giá tác động với một số nội dung đại biểu đã nêu.

Hà Anh

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Nhiều bạn trẻ ngày nay đang dần chọn cách tìm hiểu và hẹn hò qua các ứng dụng hẹn hò. Nhiều người trẻ luẩn quẩn trong vòng lặp chưa biết khi nào kết thúc, một số khác coi hẹn hò trực tuyến là thú vui… Thế nhưng những mối quan hệ hình thành trên mạng ấy có đáng tin cậy?
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật KH&CN 2013 với nhiều điểm mới, đột phá, thể hiện được kỳ vọng “lột xác” để trở thành công cụ hữu hiệu, hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.
Pháp luật 4 ngày trước
Không ít doanh nghiệp dù thành công trong việc thương mại hóa sản phẩm ra thị trường trong nước nhưng khi tiến ra thị trường nước ngoài thì bất ngờ đã có doanh nghiệp đăng ký bảo hộ trước đó.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan chức năng mới đây đã phát hiện một trang web giả mạo với tên miền https://policeonline.club/ hiện đang mạo danh Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia và đưa ra các quảng cáo hỗ trợ nạn nhân lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Một ngày, bạn bỗng nhận được lời mời nhận quà, phần thưởng đáng giá hoặc khuyến cáo của cơ quan chức năng hay thông tin kết bạn lại trên facebook, zalo từ người mà trước đó đã kết bạn, nếu không cảnh giác rất có thể bạn đang đối mặt với nguy cơ lừa đảo qua mạng xã hội…