SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Đặc sản địa phương cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

07:15, 23/11/2016
Để các sản phẩm nông sản chinh phục được thị trường thì đặc sản địa phương cần được xây được xây dựng quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với đó thì các sản phẩm này cũng cần được xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường.

Xây dựng quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương được coi là “chìa khóa” để sản phẩm nông sản chinh phục thị trường. Vì vậy, người nông dân cũng như cơ quan quản lý nhà nước cần chuẩn bị thực hiện trong tâm thế chủ động, lâu dài thì mới có hiệu quả.

Thời gian vừa qua, phục vụ chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu khoa học, như: Dự án chọn lọc, phát triển và xây dựng thương hiệu vịt bầu Minh Hương, huyện Hàm Yên; dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Rượu thóc Lâm Bình” cho sản phẩm rượu của huyện Lâm Bình; dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Na Hang” cho sản phẩm rượu ngô của huyện Nà Hang; dự án xây dựng và phát triển thương hiệu Nước khoáng Mỹ Lâm.

dac san dia phuong can duoc bao ho quyen so huu tri tue

 Đặc sản địa phương cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hợp tác xã sản xuất - kinh doanh cá đặc sản Thái Hòa (Hàm Yên) đang hoàn thiện các bước cuối cùng xây dựng nhãn hiệu cá chiên Thái Hòa... Một số tập thể, cá nhân cũng đã chủ động xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình, như: Nhãn hiệu rượu Cham Chu, Đại bạch trà của bà Ngô Thị Kim Oanh (thị trấn Tân Yên, Hàm Yên), Rượu gạo men lá Tiến Huy của bà Hoàng Thị Hằng (Hùng Lợi, Yên Sơn), tinh bột nghệ Tiến Phát của ông Đào Huy Tiến (Sơn Dương)...

Trong số các sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu, huyện có Nà Hang 1 sản phẩm, Chiêm Hóa 3 sản phẩm, Hàm Yên 4 sản phẩm, Yên Sơn 7 sản phẩm, Sơn Dương 2 sản phẩm. Trong số này, có rất ít sản phẩm do người dân chủ động đăng ký xây dựng nhãn hiệu, hầu hết đều do các cơ quan quản lý nhà nước qua quá trình hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gợi ý, hướng dẫn thực hiện.

Tỉnh ta có nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc sản, gần như mỗi địa phương đều có ít nhất từ 3 - 5 sản vật nổi tiếng. Tuy nhiên, các sản phẩm này chủ yếu vẫn là tiêu thụ trong nước qua thương lái, một số rất ít đưa vào hệ thống siêu thị và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Lý do không thể cạnh tranh nước ngoài là bởi chưa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap và cũng chưa xây dựng thương hiệu đủ mạnh.

Hiện nay, nhiều sản phẩm đặc sản đã được đầu tư bài bản, từ việc chọn giống, canh tác, thu hoạch đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại nhưng vẫn khó tìm được đầu ra. Do đó, để giải quyết ổn thỏa bài toán đầu ra cho người dân, cần phải liên kết chặt chẽ giữa người dân (sản xuất) với doanh nghiệp thương mại/thương lái, chính quyền địa phương và các tổ chức.

Ngay như sản phẩm cam sành Hàm Yên, để có được thị trường, chỗ đứng như hiện nay, địa phương đã mất rất nhiều thời gian để kết nối thị trường, nhằm triển khai tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định, giúp người nông dân an tâm sản xuất.

Trước thực tế này, tỉnh ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu đặc sản địa phương như Nghị quyết 16 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 - 2025, Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí đưa các sản phẩm này đi xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường.

Theo Cổng thông tin điện tử Tuyên Quang

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.