SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Đã tìm ra phương thức giúp người khiếm thính hồi phục chức năng nghe

19:00, 09/10/2018
(SHTT) - Vào khoảng cuối tháng 8 vừa qua, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Harvard đã công bố những phát hiện mới về một loại Protein có tên TMC1 - chịu trách nhiệm cho chức năng nghe của con người. Điều này có thể cho phép các nhà khoa học tìm ra cách giúp người khiếm thính "nghe" được trở lại.

Trên thực tế, tai của con người sử dụng 1 loại protein tên TMC1 để chuyển đổi các sóng âm thanh nhận được từ tác động ngoài thành sóng điện, truyền thông tin về não bộ để xử lý thông tin. Hệ thống này làm việc rất chuẩn xác và phức tạp nên chỉ cần một sai xót xảy ra đối với nó, cả hệ thống sẽ không thể hoạt động.

Các hệ thống giác quan đều được nghiên cứu rất kỹ trong hàng thập kỷ qua. Nhưng bởi cấu trúc sâu và nhỏ của hệ thống tai trong mà rất khó để lấy mẫu nguyên vẹn các tế bào thụ thể của tai (trong khi đó tai có đến 16.000 loại tế bào thụ thể).

Cho đến ngày 22/08/2018 vừa rồi, một báo cáo trong cuốn tạp chí Neuron mở ra một con đường mới cho sự nghiệp nghiên cứu về nguyên lý truyền âm của tai người.

Một nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu TMC1, loại protein được phát hiện từ năm 2002, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chức năng nghe và giữ thăng bằng cho cơ thể của động vật có xương sống.

Đồng tác giả Jeffrey Holt, giáo sư thần kinh học của trường Y Harvard tại Bệnh viện Nhi Boston cho biết: “Chúng tôi tin rằng nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được ý nghĩa quan trọng của protein TMC1 trong việc chuyển biến các thông tin từ tai đến não bộ để thực hiện nghe và giữ thăng bằng cho cơ thể.”

2018 gra 14

 

Nguyên lý truyền âm từ môi trường bên ngoài vào tới tai người như sau: Sóng âm thanh xâm nhập vào ốc tai của bạn, chúng làm rung chuyển các chùm stereocilia trên các tế bào có lông. Các chùm này sẽ khuếch đại các tín hiệu sóng âm và dẫn truyền chúng vào các tế bào lông phần tai trong. Các tế bào lông này biến đổi tín hiệu cơ học của sóng âm thành sóng điện mà não bộ có thể đọc được. Protein TMC1 chịu trách nhiệm hình thành lỗ chân lông cung cấp kênh kích hoạt âm thanh trong tế bào lông ở phần tai trong này. Kênh này cho phép tín hiệu cơ học chuyển thành tín hiệu điện.

Với việc tìm ra được gốc rễ của nguyên lý truyền âm trong tai người, rất có thể các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra phương pháp giúp các bệnh nhân khiếm thính có thể phục hồi khả năng nghe trở lại.

Holt cho biết: “Để thiết kế các phương pháp điều trị tối ưu cho việc mất thính lực, chúng ta cần phải biết các phân tử và cấu trúc của chúng, nơi phát sinh các trục trặc gây bệnh. Và nghiên cứu của chúng tôi đã tạo 1 bước gần hơn đến mục tiêu đó".

013076100_1421132169-pendengaran

 

Nhóm nghiên cứu còn chia sẻ họ mong muốn kết quả của họ trong tương lai sẽ được áp dụng để điều trị thành công cho người khiếm thính hay những người có bệnh lý liên quan đến thính giác.

Dương An 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe Mercedes-Benz vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe E-Class vì lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.