SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 14/09/2024
  • Click để copy

Đà Nẵng: Xử lý kết luận thanh tra các dự án đất đai, khơi thông nguồn lực

11:27, 09/08/2024
Ông Trần Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - nhấn mạnh tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố rất muốn kiến nghị tháo gỡ liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án để khơi thông nguồn lực, phát triển thành phố.

UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức họp báo 6 tháng đầu năm 2024, đồng thời giải đáp những thắc mắc, lắng nghe ý kiến từ các nhà báo, phóng viên đang công tác trong các cơ quan báo chí trung ương và địa phương tại Đà Nẵng.

Tại sự kiện, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP Đà Nẵng cho hay, thành phố đang tập trung xử lý 4 kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ; 3 bản án hình sự phúc thẩm trên địa bàn liên quan đến các dự án, đất đai.

f2a825b067f3c3ad9ae2

 Nhiều dự án, đất đai sai phạm tại Đà Nẵng hiện đang chờ việc xử lý theo kết luận của thanh tra Chính phủ.

“Chỉ có tháo được những việc đó mới có thể khơi thông được nguồn lực từ trong dân, doanh nghiệp để phát triển thành phố. Còn nếu như không sẽ rất khó vì Đà Nẵng dư địa chỉ còn từng đó, không hơn được nữa”, ông Cường trăn trở nói.

Theo ông Võ Nguyên Chương, sau khi có kết luận và bản án, thành phố đã có kế hoạch để triển khai thực hiện nhưng gặp vướng mắc cơ bản khi đối diện thực tế và xung đột pháp luật để giải quyết các vấn đề tồn tại do lịch sử để lại.

UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành có báo cáo Trung ương. Trên cơ sở báo cáo, mới đây Bộ Chính trị đã ban hành kết luận số 77 về tháo gỡ cơ bản về thể chế, trong đó có định hướng xác định đối tượng, nguyên tắc cơ bản, tập trung xử lý các vướng mắc, khó khăn trong các kết luận thanh tra.

DSC03605

 UBND TP Đà Nẵng họp báo 6 tháng đầu năm 2024.

Về phương án tháo gỡ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, sẽ có 10 nội dung cơ bản đã được Bộ Chính trị phân công cụ thể cho từng cơ quan liên quan về nhiệm vụ tháo gỡ vướng mắc đất đai.

Trong đó, TP Đà Nẵng có 5 nội dung gồm: Truy thu nghĩa vụ tài chính về ngân sách Nhà nước đối với các khoản thất thu; xử lý các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng trong quá trình gia hạn sử dụng đất; xác định giá thu tiền sử dụng đất đối với 15 cơ sở nhà đất, chủ yếu là các cơ sở nhà đất công sản.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định đối với các sai phạm tại dự án Ghềnh Bàn - Bãi Đa và lô đất L09 của Khu biệt thự suối đá; thực hiện quy trình thu hồi dự án 181ha trên đường Nguyễn Tất Thành (ở quận Hải Châu và Thanh Khê) - Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước.

DSC03616

 Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng thông tin về những vấn đề báo chí và dư luận quan tâm.

“Trong thời gian chờ Chính phủ ban hành đề án tháo gỡ, Đà Nẵng cũng đã chủ động triển khai các giải pháp để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Một trong những giải pháp đó là cho phép doanh nghiệp, nhà đầu tư dùng tài sản trong dự án đó hoặc tài sản khác dùng làm tài sản đảm bảo trong việc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai sau khi xác định lại”, ông Chương chia sẻ thêm.

Theo ông Võ Nguyên Chương, một trong những giải pháp là Đà Nẵng khai thác nguồn lực đất đai là đất công. Toàn TP hiện có 345 khu đất lớn, hơn 20.000 lô đất tái định cư, sẽ khai thác đồng loạt để đảm bảo cao nhất tính hiệu quả.

DSC03622

Ông Trần Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2024. 

Năm 2022-2023, Đà Nẵng đấu giá được 9 khu đất lớn, 7 lô đất ở chia lô. Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND TP phê duyệt đấu giá 33 khu đất lớn, 189 lô đất ở chia lô.

“Vừa qua, TP đấu giá thành công một số khu đất, trong đó có khu đất y tế có giá trúng gấp hơn sáu lần giá khởi điểm, phần nào cho thấy thị trường bất động sản của TP không đến mức bi quan như thời gian qua”, ông Chương cho hay.

Về đấu giá cho thuê mặt bằng có thời hạn, theo ông Chương, năm 2023 TP đấu giá thành công 3 trường hợp cho thuê mặt bằng tạm. Năm 2024 đấu giá 11 vị trí làm bãi đỗ xe.

Đà Nẵng sẽ rà soát lại quỹ đất công để ưu tiên phát triển công viên, vườn dạo và các tiện ích công cộng khác.

Nguồn lực lớn về đất đai đang “đắp chiếu”

TP Đà Nẵng hiện đang có những vướng mắc khác khi thi hành các bản án khiến nguồn lực lớn về đất đai đang “đắp chiếu” đợi như: Bản án phúc thẩm ngày 12/5/2020 của TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên giao UBND TP Đà Nẵng thu hồi cho Nhà nước các bất động sản gồm 11 nhà, đất và 2 thửa đất liên quan đại án Phan Văn Anh Vũ.

Bản án giao Đà Nẵng thu hồi khu đất 29ha thuộc Dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước, phường Tam Thuận (quận Thanh Khê) và phường Thanh Bình (quận Hải Châu); thu hồi Dự án Khu du lịch biển Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) diện tích 3,77ha.

Quá trình thực thi bản án có nhiều vướng mắc, UBND TP Đà Nẵng nhận được nhiều văn bản của các cá nhân, tập thể kiến nghị liên quan đến các tài sản thực hiện thu hồi.

Một số nhà đất có sự khác biệt giữa lệnh kê biên tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, bản án và thực tế gồm: Nhà, đất số 20 Bạch Đằng; nhà, đất số 7 Bạch Đằng; nhà, đất số 37 Pasteur.

Do đó, Đà Nẵng kiến nghị điều chỉnh nội dung bản án. Đối với nhóm tài sản thu hồi liên quan người thân Phan Văn Anh Vũ, gồm nhà đất 22 Cô Giang, nhà đất 2 Hải Phòng, nhà đất 20 Bạch Đằng, 34 Hoàng Văn Thụ, nhà đất 45 Nguyễn Thái Học, nhà đất 73 Nguyễn Thái Học, nhà đất 47 Nguyễn Thái Học… các cá nhân, tổ chức sở hữu đều cho rằng đây là tài sản được chuyển nhượng hợp pháp nên có ý kiến về việc kê biên, thu hồi nhà đất.

Bảo Hòa 

Tin khác

Tin tức 13 giờ trước
100 triệu đồng là kinh phí Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM tổ chức khai giảng năm học mới sẽ được chuyển cho Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam để ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Đây là bài học cần rút ra khi hạ tầng viễn thông của nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão Yagi.
Tin tức 18 giờ trước
Ngày 12/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Triển lãm giới thiệu hơn 300 thiết bị công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm chủ lực vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tại TP Huế.
Tin tức 18 giờ trước
Lâm Đồng từng đánh mất vị thế là địa phương dẫn đầu khu vực Tây Nguyên vì nhiều hoạt động đầu tư kinh tế “đóng băng”. Đã đến lúc, Lâm Đồng cần “thức dậy” sau giấc ngủ đông để trở lại thành “đại bàng” của khu vực từ những cam kết và hành động cụ thể với doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có Văn bản số 5411/BYT-ATTP gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.