SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 08/12/2024
  • Click để copy

Đà Nẵng: Để công nghệ sinh học đóng vai trò then chốt trong phát triển bền vững

14:45, 18/10/2024
Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo Khoa học: “Công nghệ sinh học phục vụ bền vững tại Đà Nẵng: Từ nghiên cứu đến ứng dụng và thương mại hóa”.

Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động triển khai Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy số 32-Ctr/TU và Kế hoạch 188/KH-UBND thành phố về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học, TS. Lê Đức Viên – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ sinh học đối sự phát triển bền vững của xã hội. Đặc biệt, vai trò công nghệ sinh học trong cải thiện sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giải quyết các vấn đề môi trường.

TBHT_H12.JPG

 Liên kết trong lĩnh vực công nghệ sinh học được xem là một giải pháp để phát triển lĩnh vực này.

TP Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2045 là trở thành đô thị sinh thái, thông minh và trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.

TS Phạm Châu Huỳnh – Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng - chỉ ra những thách thức cần vượt qua và đề xuất giải pháp trọng tâm thúc đẩy ngành công nghệ sinh học phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

“Các giải pháp đó gồm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ R&D lĩnh vực công nghệ sinh học và liên quan cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế và liên vùng, tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất, hoàn thiện cơ chế chính sách, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, TS Phạm Châu Quỳnh nói.

TBHT_H8

 Các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo.

 Tại Hội thảo, TS Robert Anthony  Simion (Đại học Oxford) truyền cảm hứng bởi câu chuyện hành trình khởi nghiệp độc đáo của bản thân cùng các cộng sự. Từ giải pháp phát triển enzyme dựa trên trí tuệ nhân tạo, TS Robert Anthony Simion sản xuất dược phẩm thành công. Ông nhấn mạnh vai trò của chính phủ cùng các thiết chế, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Từ những bài học của các nước phát triển, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp được xác định không chỉ cần sự hỗ trợ tài chính mà còn là một quá trình dài hạn nhằm đảm bảo phát triển bền vững của các doanh nghiệp công nghệ sinh học.

Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Bảo nhấn mạnh, kinh nghiệm từ Hàn Quốc, nơi công nghệ sinh học đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi số thì việc đầu tư mạnh mẽ vào R&D, thúc đẩy hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng giúp “xứ sở Kim Chi” trở thành một trong những cường quốc về công nghệ sinh học.

Ngoài ra, các diễn giả còn trình bày về mô hình phức hợp R&D và ươm tạo tại Trung tâm Công nghệ sinh học qua đây nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cho các startup công nghệ sinh học hay những kiến thức thực tế kinh doanh sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên tại Đà Nẵng.

Bà Nguyễn Thị Liên, CEO Hoàng Phong Dana chia sẻ, đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm cũng như nhu cầu hợp tác với các tổ chức R&D là một trong những thách thức hiện nay trong phát triển sản phẩm công nghệ sinh học từ tài nguyên bản địa.

Diễn giả tại Hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tự duy trì và hỗ trợ startup bằng cách kết nối họ với mạng lưới doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia toàn cầu. Diễn giả của Hội thảo còn chỉ ra những yếu tố then chốt phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo như sự kết hợp giữa ba nhà: Nhà nước, Viện nghiên cứu  - Trường học và Doanh nghiệp.

TBHT_H6

 TS Nguyễn Quyết giới thiệu Mô hình phức hợp R&D - Ươm tạo của Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng.

Các diễn giả đã mang đến góc nhìn đa chiều về chiến lược phát triển công nghệ sinh học trong tương lai. Từ đây, nhiều ý tưởng và giải pháp có thể áp dụng cho Đà Nẵng và khu vực được gợi mở từ các bài tham luận cùng phiên thảo luận có nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý.

Nhân dịp này, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Minh Hồng, Công ty TNHH Hoàng phong DANA và nhóm Nghiên cứu – Khởi nghiệp Công nghệ Protein – Enzyme là bước tiến quan trọng được hi vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm có tiềm năng thương mại hóa cao.

 Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Tối ngày 6/12, VinFuture 2024 đã chính thức công bố các chủ nhân giải thưởng. Theo đó, giải thưởng đã vinh danh 10 nhà khoa học là tác giả của những nghiên cứu về mạng nơ-ron, học sâu, liệu pháp điều trị ung thư, vaccine dạng uống ngừa bệnh tả và vật liệu sinh học giúp cơ thể tự chữa lành.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Chia sẻ được đưa ra trong hội thảo "Tương lai của AI" do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình là một trong chuỗi hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Báo Nhà báo và Công luận vừa tổ chức Lễ trao Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí" năm 2024. Giải thưởng đặc biệt tại Lễ trao giải năm nay được trao cho tác phẩm "Những hình ảnh xúc động tại Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 6/12, Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính TP Hà Nội được diễn ra tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là sự kiện quan trọng của TP trong nỗ lực hoàn thành xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cốt lõi phục vụ công cuộc chuyển đổi số và xây dựng Chính quyền số.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 5/12 vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức Trí tuệ nhân tạo (AI). Ủy ban ra đời với sức mệnh đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu của AI và bảo vệ các giá trị xã hội.
. ..