SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Cuộc họp cổ đông bất thường tại Eximbank liệu có thể dẹp yên cuộc chiến quyền lực?

13:10, 18/06/2020
(SHTT) - Bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh và cắt giảm quy mô hội đồng quản trị (HĐQT) là 2 vấn đề mà cổ đông nước ngoài SMBC kiến nghị HĐQT Eximbank triệu tập phiên họp bất thường riêng biệt.

Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, Hose: EIB) bắt đầu từ năm 2015, khi thị trường xuất hiện tin đồn Eximbank sẽ sáp nhập với Ngân hàng Nam Á (NamABank). Tại (đại hội đồng cổ đông) ĐHĐCĐ năm 2015, NamABank cũng đã cử người tham gia ứng cử vào thành viên HĐQT của Eximbank.

Cũng kể từ ĐHCĐ 2015, khi cựu chủ tịch HĐQT Lê Hùng Dũng rút lui, vấn đề nhân sự cấp cao ở Eximbank luôn nóng bỏng. Các nhóm cổ đông không tìm được sự đồng thuận trong vấn đề lựa chọn thêm người vào quản trị.

Đến năm 2019, Eximbank liên tục phải hoãn và dời đại hội cổ đông do tranh chấp giữa các nhóm cổ đông. Ban đầu đại hội cổ đông dự kiến tổ chức cuối tháng 4/2019 nhưng bất thành. Sau đó, Eximbank ấn định đại hội vào tháng 5/2019 nhưng lại phải dời vì không chuẩn bị kịp.

Ngày 21/6/2019, Eximbank tổ chức đại hội cổ đông lần 2 nhưng lại nổ ra tranh chấp gay gắt quanh ghế chủ tọa dẫn đến việc chỉ chưa đầy 40% cổ đông bỏ phiếu đồng ý thông qua quy chế tiến hành đại hội. Eximbank buộc tuyên bố phải hoãn đại hội cổ đông một lần nữa.

Eximbank cũng là ngân hàng liên tục thay đổi vị trí ghế "nóng" chỉ trong thời gian ngắn.

Cụ thể, ngày 22/3/2019, HĐQT Eximbank ban hành nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú, thành viên HĐQT, làm chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, ông Lê Minh Quốc, nguyên chủ tịch HĐQT Eximbank đã khởi kiện và yêu cầu Tòa án nhân dân TPHCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng nghị quyết bầu bà Tú làm chủ tịch HĐQT.

exim

Ông Lê Minh Quốc và bà Lương Thị Cẩm Tú, cựu Chủ tịch HĐQT Eximbank. 

Sau đó, ngày 22/5/2019, HĐQT Eximbank lại ban hành nghị quyết bầu ông Cao Xuân Ninh, thành viên HĐQT, giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 - 2020).

exim1

Ông Cao Xuân Ninh, Thành viên Hội đồng quản trị giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank.  

Nguyên nhân Eximbank họp cổ đông bất thường

Eximbank vừa có thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường 2019 vào chiều ngày 30/6. Trong khi đó, ĐHĐCĐ thường niên 2020 được diễn ra vào sáng cùng ngày.

Phiên họp bất thường được triệu tập theo yêu cầu của cổ đông nước ngoài SMBC (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) nắm 15% vốn tại Eximbank.

Theo SMBC, cổ đông này đã nhận được Thông báo 231 của EIB thông báo rằng ĐHĐCĐ bất thường sẽ được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, cổ đông này không đồng ý với việc lấy ý kiến bằng văn bản.

Nội dung cổ đông này yêu cầu bao gồm việc bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh, Phó Chủ tịch HĐQT và cắt giảm quy mô HĐQT hiện tại. Cổ đông này cho rằng hiện tại Eximbank đang có 10 người (bao gồm cả ông Yasuhiro Saitoh). Cơ cấu này cho thấy liên tục có mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên HĐQT và các thành viên HĐQT không thể hợp tác tốt với nhau vì hoạt động của Eximbank.

Từ đó, SMBC kiến nghị giảm quy mô của HĐQT từ 10 thành viên xuống còn 7 thành viên để mang lại lợi ích tốt hơn ở phương diện tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động.

Nếu như các cổ đông đồng ý cắt giảm quy mô HĐQT sẽ thực hiện sự tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu "Tín nhiệm" hoặc "Không tín nhiệm" đối với từng thành viên trong HĐQT.

Nếu như thành viên HĐQT không đạt trên 51% số phiếu tín nhiệm của các cổ đông dự đại hội cổ đông bất thường sẽ bị bãi nhiệm. Tuy nhiên số lượng tối thiểu của HĐQT vẫn phải đảm bảo 5 thành viên.

Nếu việc bãi nhiệm các thành biên HĐQT có thể làm số lượng thành viên HĐQT ít hơn 5 thành viên thì các thành viên này sẽ được xác định bãi nhiệm được tính theo số phiếu bầu tín nhiệm từ thấp nhất cho đến khi số thành viên HĐQT còn lại là 5 thành viên.

Nếu có từ 2 thành viên HĐQT được xác định trở lên đạt cùng số phiếu bầu tín nhiệm thì những người bị bãi nhiệm sẽ do các cổ đông dự đại hội cổ đông bất thường quyết định.

Theo SMBC, các vấn đề họp ĐHĐCĐ bất thường mà cổ đông này quan tâm nhất thuộc về năm tài chính 2019 của EIB nhưng chưa được giải quyết và bị trì hoãn trong thời gian dài. Do đó, một cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường để giải quyết các vấn đề này là một nhu cầu cấp thiết nhằm giải quyết xong tất cả các vấn đề của năm tài chính 2019 trước khi chuyển qua xem xét các vấn đề của năm 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025.

exim2

Cổ đông ngoại kiến nghị Eximbank họp cổ đông bất thường để cắt giảm thành viên HĐQT. 

Một nhóm cổ đông khác nắm giữ 10,36% vốn cũng có văn bản kiến nghị tổ chức đại hội bất thường để có những định hướng, quyết định phù hợp và đúng đắn. Trong trường hợp đó, nhóm cổ đông kiến nghị xem xét bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT.

Nhóm cổ đông này cũng cho rằng thời gian qua, các cổ đông của Eximbank không có chung quan điểm, không đồng lòng, thống nhất và chính những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các cổ đông khiến các cuộc họp không được tổ chức thành công.

Với mục đích họp ĐHĐCĐ bất thường lần này, liệu Eimbank sẽ dẹp yên cuộc chiến quyền lực đã tồn tại nhiều năm nay hay lại ‘ngổn ngang’ hơn nữa?

Kết quả kinh doanh “giật lùi”

Từng là gương mặt thường trực trong “câu lạc bộ nghìn tỷ lợi nhuận” của hệ thống ngân hàng và đạt đỉnh 3.039 tỷ vào năm 2011. Sau hai năm, lợi nhuận sau thuế tại Eximbank “rớt đài” tụt xuống gần 659 tỷ đồng trong năm 2013, rồi xuống gần 57 tỷ đồng trong năm 2014. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 33 tỷ đồng.

exim3

 

exim4

 Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2014 tại Eximbank.

exim5

Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2015 tại Eximbank. 

Kết thúc quý I, Eximbank lãi sau thuế gần 366 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.

Tổng tài sản đến cuối tháng 3 là gần 157.171 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng (giảm 4%) và tiền gửi khách hàng (giảm 7%) đều sụt giảm so với đầu năm, chỉ còn gần 108.870 tỷ đồng và 129.108 tỷ đồng.

Nợ xấu của Eximbank tính đến 31/03/2020 tăng 4% so với đầu năm, ghi nhận gần 2.018 tỷ đồng, chủ yếu do tăng nợ dưới tiêu chuẩn (tăng 6%) và nợ nghi ngờ (tăng 25%). Do đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,7% lên 1,85%. Hiện Eximbank vẫn còn 2.103 tỷ đồng trái phiếu VAMC.

exim7

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại Eximbank. 

Năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 1.318 tỷ đồng, tăng 20% so với thực hiện năm 2019 nhưng thấp hơn 40% so với kế hoạch tạm giao hồi đầu năm.

Hà Phương

Tin khác

Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 13 giờ trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 16 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.