SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Cuộc chiến trong lòng châu Âu

11:24, 09/05/2022
Hơn 2 tháng qua, kể từ ngày xung đột giữa Nga và Ukrane, đã làm “sống lại” những trận bom rơi, đạn nổ ngút trời. Hàng vạn người chết, hàng triệu người phải ly tán khắp nơi. Nền kinh tế hùng mạnh châu Âu và thế giới đang chịu tác động mạnh, giá cả leo thang đây là viễn cảnh không ai mong muốn.

Giá lương thực tăng cao kỷ lục

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực thế giới đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong 2 tháng 3&4/2022 trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc và dầu ăn.

Chỉ số giá lương thực của FAO (căn cứ giá của hầu hết các mặt hàng lương thực được giao thương trên toàn cầu) trong 2 tháng 3&4/2022 là 159,3 điểm, tăng so với con số 141,4 điểm vào tháng Hai. Thông báo của FAO nêu rõ chỉ số giá lương thực đã tăng 12,6% từ tháng 3/2022 đến tháng 4/2022, lên mức cao kỷ lục mới kể từ khi chỉ số này bắt đầu được tính toán vào năm 1990.

Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về bắp, lúa mì, lúa mạch và dầu hướng dương qua Biển Đen. Căng thẳng giữa hai nước này đã làm đình trệ xuất khẩu các mặt hàng trên của Ukraine. FAO dự báo giá lương thực và thực phẩm có thể tăng 20% do cuộc xung đột tại Ukraine, làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới. FAO cũng giảm mức dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu trong năm 2022 từ 790 triệu tấn xuống còn 784 triệu tấn do lo ngại rằng ít nhất 20% khu vực trồng cấy vụ Đông ở Ukraine có thể không có sản phẩm thu hoạch.

1 (1)

Bánh mỳ cho cuộc chiến

Với lớp hàng rào lưới sắt cao mấy mét bao quanh và đội bảo vệ canh gác ngày đêm, nhà xưởng ấy khiến người lạ tưởng nó là một cơ sở quân sự hay an ninh tình báo trọng yếu của chính quyền thủ đô Kyiv…

Nhưng đó chỉ là lò bánh mì. Hơn 2 tháng bị Nga tấn công, bánh mì đang trở thành thứ thực phẩm vô cùng quan trọng. Các lò bánh bây giờ là những cơ sở chiến lược được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém các bộ chỉ huy tham mưu. Người qua đường hiếu kỳ dừng lại chụp ảnh chắc chắn sẽ bị chặn và mời về trạm để bị nhân viên an ninh truy hỏi.

Thời bình thường, nhà máy bánh mì này thuê dụng 700 nhân viên, mỗi ngày sản xuất 120 tấn bánh. Từ khi bom đạn Nga bắt đầu nổ vang, nhà máy chỉ còn 45 người làm việc. Quần quật 24/24 tiếng, họ vẫn duy trì mức độ sản xuất như không hề có chuyện gì xảy ra. “Một số nhân viên nam đã khoác áo lính ra chiến trường; một số khác hộ tống vợ con, người thân lớn tuổi rời khỏi thủ đô, tìm đến các thị trấn, làng mạc nhỏ, yên tĩnh và an toàn hơn ở hướng Tây đất nước.

1 (1)

Chúng tôi chỉ giữ lại những công nhân, kỹ sư chuyên nghiệp nhất, nhiều kinh nghiệm nhất” – nữ Giám đốc Natalia Babych cho biết. Bà cũng nói thêm, vì muốn giữ an toàn tối đa nên hệ thống chiếu sáng vòng ngoài và cả bên trong nhà máy đã được giảm thiểu. “Thà thao tác trong bóng tối còn hơn bị máy bay địch phát hiện”.

Với những công nhân còn ở lại, việc nuôi sống cư dân thủ đô là một nhiệm vụ, một trách nhiệm lớn. Họ đa số là nữ, chia nhau thành từng ê-kíp thay nhau làm việc. Một ngày làm một ngày nghỉ. Thực ra ít khi nào ca trực kéo dài đúng 24 tiếng mà thường từ 36 đến 48 tiếng. Những người nghỉ chỉ có thể ăn hoặc nằm chợp mắt vài mươi phút. Khi ca trực kết thúc, nhiều người không về nhà riêng mà ở lại nhà máy, sẵn sàng ứng phó nếu chẳng may có biến động.

Công nhân và kỹ sư tự nguyện giảm khẩu phần hàng ngày. “Lúc bình thường, chúng tôi sản xuất đến 70 loại bánh mì và bánh ngọt nhưng bây giờ chỉ làm ra bảy loại chính yếu,” kỹ sư trưởng Viktor Kostryin cho biết. Bản thân bà Giám đốc Natalia Babych chưa về nhà ngày nào kể từ ngày định mệnh 24/2/2022. “Tôi ăn ngủ, vệ sinh ngay tại nhà máy này, chỉ còn giữ liên lạc với chồng ở nhà qua điện thoại”. Kỹ sư trưởng Viktor Kostrykin cũng vậy, những đêm đầu tiên ở lại nhà máy, “giường” của ông là tấm trải lên sàn hầm tránh bom. “Phía ngoài bom, phi đạn nổ ầm ầm, ai cũng sợ, nhưng nay thì khác, chúng tôi đã quen với âm thanh bom đạn nên vẫn bình tĩnh làm việc”, ông nói.

Mặt trận nông nghiệp

Khi tiếng bom tạm lặng im thì âm thanh dàn máy kéo, máy cày lại vang lên. Giữa hai lần báo động tránh bom, Jan Ostrowskyy, một nhà nông 33 tuổi ở khu vực Mikolaiev, phía Nam Ukraine, lại ra khỏi hầm trú ẩn lái máy kéo ra đồng. “Hôm nay đã có 10 lần báo động, lần dài, lần ngắn nhưng rồi chúng tôi vẫn làm việc. Mọi người cố gắng dọn ruộng để kịp gieo giống cho vụ mùa mới,” ông cho biết. Lực lượng Nga bắt đầu nổ súng sáng ngày 24/2/2022 dọc theo bờ Biển Đen rồi quẹt về hướng Bắc, xẻ ngang vùng quê đến Voznesenk, gần với Pervomaisk là nơi có khu canh tác rộng trên 100 ha của gia đình Ostrowskyy. Đến giữa tháng 3/2022, binh lính Ukraine phản công và lính Nga rút lui. Đất để trồng lúa mì, hướng dương và rau trái trở về với các nhà nông như Jan Ostrowskyy.

1 (2)

Họ được khuyến khích nhanh chóng trở lại với việc đồng áng vì đó là cách đóng góp cho đất nước. Bộ Nông nghiệp đã cung cấp dầu chạy máy kéo, máy cày, phân bón với lãi suất bằng không. Cản trở quan trọng nhất là tiếp vận, làm sao vận chuyển nhanh những thứ cần thiết đến các nhà nông. “Đúng ra năm nay chúng tôi có thể lập kỷ lục xuất khẩu lúa mì và rau trái nhưng các cảng đã bị phong tỏa, nhất là Odesssa. Cũng khó tìm được xe tải nào dám chạy đến tận đây chở hàng. Chi phí đã tăng gấp đôi. Một số trái cây chúng tôi thường xuất sang Đức có thể hư thối trong các nhà kho ở bến cảng,” Jan Ostrowskyy cho biết.

Ở phía Đông, trong khu vực gần Pavlohrad, giới nhà nông đang lo lắng cho vụ mùa tới. Những ruộng đồng màu mỡ của ông Clément Coussens, một nhà công nghiệp Pháp đến Ukraine lập nghiệp từ hơn chục năm qua, nằm cách ba mặt chiến tuyến khoảng 100km: Kharkiv ở phía Bắc; Zaporijia phía Nam và Donbass phía Đông. Tất cả đều đang bị quân Nga bao vây. Công ty do ông thành lập, Agro KMR với 21,000 ha đất, là một trong 100 công ty sản xuất nông nghiệp lớn nhất Ukraine.

Vựa lúa mì thế giới lâm nguy Rổ bánh mì của địa cầu đang ít nhiều lâm nguy. Lúc bình yên, Nga và Ukraine cung ứng khoảng 1/3 nguồn xuất khẩu lúa mì cho thế giới. Lúa mì là nguồn lương thực chủ yếu của nhân loại từ thời Cổ đại và đến nay vẫn vậy. Trong 60 năm trở lại đây, thị trường lúa mì thế giới đã tăng hơn ba lần, từ 222.4 triệu tấn năm 1961 lên 775 triệu tấn năm 2021. Nga và Ukraine nắm khoảng 30% tổng lượng mua bán lúa mì quốc tế.

Ông chủ đến từ Normandie bên Pháp này đã quyết định ở lại với đất của mình cùng với khoảng 100 công nhân. “Tuần trước, nhờ một đoàn công-voa nhân đạo, chúng tôi đã gửi được vợ và con cái của công nhân sang Ba Lan lánh nạn, chỉ đàn ông ở lại. Chúng tôi gắn bó với nhau và khi còn có thể làm việc thì cứ làm, không hề có chuyện chấp nhận thua, để đất cho kẻ xâm lược”, ông kể với báo Le Point (Pháp) qua điện thoại. Với số phân bón dự trữ được nhập kho an toàn, khu canh tác Agro RMK có thể trụ được khoảng ba tháng. Công nhân viên cũng được trả lương trước. Và dù hiểm nguy vẫn rình rập, ngày 27/3/2022 qua, họ đã lái xe ra ruộng gieo giống cho vụ thu hoạch vào mùa Hè tới đây, nếu như các đoàn xe tăng Nga không mò tới phá tan mọi thứ!Hai nhân vật kể trên là đại diện cho giới nhà nông Ukraine đang kiên trì lo việc đồng áng, bất chấp bom rơi, đạn nổ.

Cần nói thêm, Ukraine là một “siêu cường” nông nghiệp. Năm 2021 họ phá đủ các kỷ lục về sản lượng lúa mì, bắp ngô, khoai tây, hướng dương, củ cải… Cánh đồng bao la, phủ rộng khắp hai bên bờ sông Dniepr đã từng nuôi cả nước Hy Lạp thời cổ đại rồi là vựa lúa nước Nga, trước khi là kho lương thực của Liên bang Xô Viết lẫn của châu Âu và của cả một phần không nhỏ châu Phi hôm nay. Mới đây, Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết tuy chiến tranh tàn phá nhưng Ukraine vẫn có thể cứu được đến 70% sản lượng nông nghiệp trong năm nay.

Tuy nhiên, những dự báo bi quan vẫn lo ngại rằng nếu nguồn cung ứng lúa mì số một thế giới từ Ukraine bị thiệt hại lớn, thì không thể tránh khỏi một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, đặc biệt đối với các nước lâu nay vẫn mua nông sản Ukraine. “Hệ quả sẽ lan tràn như thác đổ,” cảnh báo của ông Alex Lissita, Tổng giám đốc IMC, một trong 10 tập đoàn nông sản hàng đầu Ukraine với diện tích đất 120,000 ha ở phía Bắc và phía Đông. Chiến tranh đã khiến 2/3 diện tích trên trở thành nơi không thể trồng trọt trong tương lai gần.

Trước tình hình chiến tranh có thể kéo dài, “mặt trận nông nghiệp” trở nên quan trọng về chiến lược hệt như việc bảo vệ Kyiv, Odessa… Nhiệm vụ ưu tiên trước mắt là bảo đảm cho vụ mùa 2022.

Nỗi buồn chiến tranh

Chiến tranh diễn ra ở Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất châu Âu từ sau Thế chiến II. Người xưa có câu “Xa mặt thì cách lòng”. Khi chúng ta chỉ được nghe báo đài đưa tin về cuộc khủng hoảng nhân đạo, ta không thể hình dung được hết nỗi đau của người dân Ukraine, cho đến khi tận mắt chứng kiến.

Vừa rồi tôi đã được chứng kiến nhiều hoàn cảnh cảm động trong dòng người tị nạn đổ đến thủ đô Berlin. Tôi không muốn bàn đến chiến tranh, tôi chỉ muốn kể những câu chuyện cũng như cuộc đối thoại giữa những người lánh nạn và chia sẻ đôi lời về những ấn tượng của mình từ nơi đó.Mấy tuần qua, nhà ga trung tâm thủ đô Berlin là điểm dừng quan trọng nhất ở Đức cho hàng ngàn người tị nạn đến từ Ukraine.

Nơi đây, các tình nguyện viên đứng đầy ở mỗi sân ga để đón các đoàn tàu tị nạn. Họ khoác trên mình những chiếc áo phản quang màu vàng hoặc đỏ, tay cầm biển đón.Khắp nơi trong nhà ga được dán cờ Ukraine cùng biển thông báo “người mặc áo vàng biết nói tiếng Anh và tiếng Đức, người mặc áo đỏ biết nói tiếng Ukraine và tiếng Nga”.

1 (3)

Tôi đứng bồi hồi một lúc, đưa mắt nhìn bao quát toàn cảnh hàng trăm tình nguyện viên đón tiếp và giúp đỡ hàng ngàn người mà chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Làm sao tôi nhận ra đâu là người tị nạn giữa biển người đi lại trong nhà ga? Thực ra chỉ cần để ý một chút thì sẽ nhận ra họ. Bên cạnh những vali hành lý như bao người khác, những thứ họ mang được gói ghém trong mấy chiếc bao nilông cũ, trông có vẻ như khăn gói vội vàng trong cơn tuyệt vọng.

Ở một sân ga khác, một đoàn tàu đến từ Ba Lan, trên tàu có rất đông trẻ con Ukraine. Nét mặt của những đứa trẻ nói cho tôi biết những tổn thương tâm lý mà chúng đã và đang trải qua. Tôi chứng kiến một gia đình nọ ngồi trên những bậc cầu thang trong nhà ga. Người mẹ bật khóc, hai bé gái ôm thú bông và nhìn xuống sàn.

Đôi mắt người con trai lớn nhìn thẳng vào khoảng không vô định, như nhìn vào cánh cổng dẫn đến một thế giới đen tối, đó là thực tế của chiến tranh - một thực tế mà có lẽ phần lớn người Đức hiện nay vẫn chưa thể tưởng tượng được.

Đến tận hôm nay, tôi vẫn không thể quên được ánh mắt đó. Nó như biểu thị tất cả nỗi đau và tuyệt vọng của dân tộc Ukraine hiện tại.

Trong lúc chờ tàu trong một quán cà phê ở nhà ga, tôi tình ngờ nghe được một cuộc nói chuyện từ bàn bên - một cuộc đối thoại vừa cảm động vừa đau lòng.

Một người đàn ông Đức dáng vẻ bình dân, lớn tuổi hơn ba tôi, tay cầm một ly cà phê và một lon Coca, xin phép được ngồi xuống bàn bên cạnh, nơi người phụ nữ lớn tuổi người Ukraine đang ngồi.

“Bà tên gì?”, ông hỏi. Đương nhiên bà không hiểu được tiếng Đức, nhưng theo cách nói và cử chỉ bà có thể hiểu ý của ông. “Bà tên Anna à? Tối nay bà ngủ ở đâu?”.

Bà chỉ tay ra ngoài đường, cười nhẹ. Mắt ông to lên, rồi ông nói: “Không được, bà không được ngủ ở ngoài đường, trời vẫn lạnh quá... Tôi chỉ có một căn hộ nhỏ thôi... nhưng bà không thể ngủ ở ngoài trời được. Căn hộ tôi đủ chỗ cho bà ở một thời gian...”.

Tôi còn nghe được rằng ông đã 72 tuổi. Sau một hồi hai ông bà đứng dậy và rời đi, có lẽ bà đã đồng ý nhận sự giúp đỡ của ông.

Những câu chuyện ấm lòng như vậy đang diễn ra khắp châu Âu, từ Moldova, Ba Lan và Czech cho đến Đức.

1 (4)

Vẻ đẹp độc đáo của cánh đồng Nga luôn thu hút du khách đến trải nghiệm vào mỗi dịp hè. Ảnh: Duy Trinh/Pv TTXVN tại Nga.

Trong tâm tư, tự dưng tôi nghĩ đến câu mà Martin Luther King Jr. từng nói trong bài diễn văn năm 1967 khi ông công khai lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam: “Lòng trắc ẩn thực sự không phải chỉ là vung đồng xu cho người ăn xin”.

Khi chính quyền thành phố Berlin thông báo năng lực cứu hộ nhân đạo quá tải, Chính phủ liên bang Đức phân bổ dòng người tị nạn qua các thành phố khác khắp cả nước. Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, bà Annalena Baerbock, đã thiết lập “cầu hàng không” chở người tị nạn Ukraine từ Moldova sang Đức.

Rời Berlin về Hamburg nơi tôi đang sinh sống và làm việc, ngồi cùng toa tàu đối diện tôi là một người đàn ông Ukraine trẻ tuổi đi cùng mẹ. Trước khi tàu dừng ở nhà ga chính Hamburg, tôi hỏi anh ấy: “Anh và bác muốn đi đâu trong thành phố này? Anh biết đường đi không?”. Anh đáp lại: “Chúng tôi có gia đình đến đón ở ga”.

Xuống tàu, tôi rời khỏi sân ga trong tiếng khóc lẫn tiếng cười của những người Ukraine. Một vài người trong số họ may mắn có gia đình hoặc người quen đến đón, số còn lại được chào đón và giúp đỡ bởi các tình nguyện viên. Tôi nhìn thấy những cái ôm mà không khỏi chạnh lòng.

Văn Tân - Hoa Hạ (Tổng hợp)

Tin khác

Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 21/3/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin tổ chức hội nghị “Nền tảng hợp đồng điện tử và các giải pháp nâng cao chỉ số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử”.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Chính phủ Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch tạo vốn khoảng 40 tỷ đô la để đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), tiềm năng trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường sôi động này.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố không được thu tiền giữ chỗ của phụ huynh.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 22/3 vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Trung tâm Văn hoá thể thao huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.