SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

'Cuộc cách mạng' làm thay đổi bộ mặt ngành quản lý thị trường

11:37, 12/06/2022
Quản lý thị trường đang ngày càng khẳng định vai trò chủ chốt trong công tác kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Để đạt được thành tựu ấy là sự cố gắng chuyển đổi không ngừng nghỉ của toàn lực lượng.

Hết thời viết ấn chỉ

Ứng dụng công nghệ thông tin là 1 trong 6 nhiệm vụ chính của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), trong đó việc triển khai thực hiện các phần mềm quản lý được Tổng Cục QLTT triển khai mang lại hiệu quả thiết thực.

Chính vì thế, từ đầu năm 2020 Tổng Cục QLTT đã triển khai hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) cho lực lượng QLTT cả nước. Sau 2 năm thí điểm, từ ngày 1/2/2022, hệ thống INS của Tổng Cục QLTT đã chính thức được áp dụng. Đây được coi là “cuộc cách mạng” thành công nhất của lực lượng QLTT. 

Trước đây, mỗi lần lực lượng QLTT ra quân kiểm tra thường phải đem theo rất nhiều hồ sơ, giấy tờ như: Quyết định kiểm tra, bảng kê, biên bản tạm giữ, biên bản niêm phong, biên bản vi phạm hành chính,… Sau khi công bố quyết định, đoàn công tác phải chia lực lượng để kiểm tra hàng hóa và cử người cặm cụi ngồi viết ấn chỉ.

Thế nhưng giờ đây chỉ cần một chiếc máy tính, tất cả các giấy tờ đã được tích hợp sẵn trên hệ thống INS, chỉ cần gõ là ra thông tin. Bên cạnh quá trình kiểm tra, hệ thống INS cũng sẽ cập nhật các thông tin xử phạt theo từng quy trình với các biểu mẫu liên thông, liên kết với nhau. Từ đó hạn chế thấp nhất việc bỏ qua các bước kiểm tra, dẫn đến nguy cơ khiếu kiện, khiếu nại sau này.

Theo thống kê tại Cục QLTT Tiền Giang, trong năm 2021, đơn vị đã nhập 1.010/1.049 hồ sơ đã kiểm tra lên hệ thống INS; riêng 5 tháng đầu năm 2022 đã nhập 226 vụ. Hiện đơn vị vẫn tiếp tục cập nhật các hồ sơ đang thực hiện trên hệ thống và đóng hồ sơ khi đã nhập dữ liệu xong.

QLTT

 Hệ thống INS giúp lực lượng QLTT thuận lợi hơn trong công việc.

Trong khi đó, thông tin từ Cục QLTT Bạc Liêu, trong năm 2021, hồ sơ kiểm tra, xử lý song song cùng ấn chỉ giấy in sẵn đã được đơn vị cập nhật toàn bộ lên hệ thống, không còn tồn đọng. Riêng từ đầu năm 2022 đến tháng hết tháng 3, Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức kiểm tra và xử lý vụ việc hoàn toàn trên hệ thống INS, với tổng số vụ kiểm tra là 165 vụ, xử lý vi phạm và nộp ngân sách với số tiền hơn 243 triệu đồng.

Còn tại Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk, song song với việc áp dụng hệ thống INS, đơn vị đã thành lập Tổ công tác Thương mại điện tử 1169. Đơn vị này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Đỗ Văn Phước – Quyền Cục trưởng Cục QLTT Tiền Giang, hệ thống INS giúp lãnh đạo Cục nắm theo dõi được được từng kiểm soát viên đang xác lập hồ sơ như thế nào, ở đâu.

“Giai đoạn đầu triển khai không dễ, chúng tôi vướng rất nhiều thứ, từ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đến máy móc, thiết bị và cả thói quen cũ. Dần dần anh em hướng dẫn nhau, hiện tại chúng tôi đã vận hành rất trơn tru, quyết tâm xử phạt vi phạm hành chính trực tiếp trên hệ thống INS”, ông Phước nói.

Ngoài ra, Cục QLTT Tiền Giang cũng tận dụng những hệ thống đã có sẵn của các cơ quan, ban ngành khác để phục vụ chuyên môn của mình. Qua đó, phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Đưa QLTT đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

Trong năm 2021, Cục QLTT Tiền Giang đã thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau với 99 bài được chọn đăng trên trang Thông tin điện tử của Tổng cục QLTT; phối hợp với nhiều cơ quan báo chí phát sóng, đăng tải những bài viết về hoạt động của đơn vị. Song song với đó là tuyên truyền trực tiếp trong những lần đi kiểm tra, xử phạt.

QLTt

Ngoài kiểm tra, kiểm soát, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đến từng cá nhân, tổ chức vi phạm. 

“Tiền Giang là đơn vị tương đối nổi bật trong công tác tuyên truyền. Các kiểm soát viên sẽ trực tiếp tuyên truyền cho từng người vi phạm. Ví dụ kiểm tra xử phạt niêm yết giá thì chúng tôi phổ biến cho họ biết theo quy định niêm yết ra sao, không cần dán lên từng sảm phẩm nhưng phải ghi lên bảng để khách hàng có thể nhìn thấy.

Chúng tôi yêu cầu cán bộ của mình khi làm công tác tuyên truyền phải ghi âm để kiểm tra. Việc này không chỉ giúp người vi phạm hiểu biết thêm quy định pháp luật, còn giúp kiểm soát viên tự nâng cao nghiệp vụ”, Quyền Cục trưởng Cục QLTT Tiền Giang Đỗ Văn Phước chia sẻ.

Tại Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk, trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, đơn vị đã công bố đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý tin báo phản ánh của các tổ chức, cá nhân về hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính về giá cả, chất lượng an toàn thực phẩm,…

Hiện đơn vị vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của đường dây nóng nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm.

Không chỉ đổi mới trong hoạt động chuyên môn, thời gian qua các Cục QLTT cũng tăng cường hoạt động xã hội.

3eaa058f597a9924c06b

 Các gian hàng 0 đồng được Cục QLTT Tiền Giang phối hợp với các cơ quan, ban ngành của tỉnh tổ chức.

Điển hình, giai đoạn trước năm 2012, mỗi năm, Cục QLTT Tiền Giang đều trích số tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính để hỗ trợ các địa phương xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, Cục vận động kinh phí từ các doanh nghiệp để hỗ trợ các địa phương xây dựng nhà tình nghĩa. Đến nay, Cục đã hỗ trợ xây dựng được 12 căn nhà.

Giai đoạn dịch bệnh, Cục QLTT Tiền Giang phối hợp Sở Công Thương tổ chức các gian hàng 0 đồng, điểm bán hàng thiết yếu với tổng giá trị lên đến 550 triệu đồng, cùng nhiều hoạt động khác.

Tương tự, trong giai đoạn dịch bệnh, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk phát động chương trình ủng hộ “Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19”, trao tặng khẩu trang y tế phục vụ công tác tiếp sức mùa thi trong đợt dịch; trao tặng nhu yếu phẩm ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh; tặng vật tư y tế cho các khu cách ly, bộ đội biên phòng,… 

Những hoạt động truyền thông, công tác xã hội mà QLTT thực hiện đang góp phần đưa hình ảnh lực lượng này đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp. Từ khó khẳng định được vị trí chủ chốt trong công tác phòng chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, kiểm soát thị trường,...

Nhật Linh - Võ Liên

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 7 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 7 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.