SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cùng lạnh lẽo như nhau, tại sao chim cánh cụt chỉ sống được ở Nam Cực còn Bắc Cực thì không?

05:00, 29/11/2019
(SHTT) - Bắc Cực và Nam Cực đều là những nơi lạnh nhất trên Trái Đất nhưng chỉ có Nam cực là môi trường sống lý tưởng của chim cánh cụt. Tại sao lại như vậy?

Ai cũng biết Bắc Cực nổi tiếng là nơi sinh sống của loài gấu trắng, còn Nam Cực có chim cánh cụt. Tuy nhiên một điều đặc biệt khiến nhiều thắc mắc là tại sao chim cánh cụt sống được ở Nam Cực mà sống được ở Bắc Cực như gấu trắng?

Phần lớn châu Nam Cực bị băng tuyết phủ quanh năm, 98% diện tích là băng tuyết dày ít nhất là 1,6km, có nơi dày 3,5km. Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Điều kiện sống ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên thế giới, vì thế chỉ có số ít động thực vật sống được tại đây, trong đó có chim cánh cụt.

Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc hữu của cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ 1 vùng đất nào khác. Sở dĩ loài động vật này có thể tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy bởi chúng có cấu tạo cơ thể giúp thích nghi với khí hậu lạnh.

Chim cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.

Lối sống bầy đàn của chim cánh cụt cũng giúp chúng chống trọi được cái lạnh khủng khiếp của Nam Cực. Chim cánh cụt thường sống tập trung thành đàn lớn, lên đến hàng nghìn con và các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau, các còn ở ngoài khi cảm thấy quá lạnh sẽ chui vào phía trong và cứ lần lượt như vậy.

Vậy tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực cho đỡ lạnh nhỉ?

Có lẽ lý do đơn giản đầu tiên là chúng không thể bay để thoát khỏi lũ gấu trắng và cáo tuyết chuyên rình rập các bầy chim làm tổ ở đây vào mùa hè. Nếu chim cánh cụt sống ở Bắc Cực, chúng chẳng khác nào miếng mồi béo bở cho 2 loài ăn thịt trên. Chim cánh cụt sẽ không thể sống nổi, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng nếu đến Bắc Cực sống cùng những động vật ăn thịt.

Lý do thứ 2 là ở Nam Cực quá an toàn cho chúng. Không có loài động vật ăn thịt nào sống được ở Nam Cực, vì thế đây là mảnh đất an toàn cho loài chim không biết bay này. Do không biết đến mối đe dọa là gì nên khi các nhà nghiên cứu đặt chân đến đây, chim cánh cụt chim cánh cụt không những không bỏ chạy, mà còn niềm nở đón tiếp họ.

TH

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.