SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Cục trưởng Cục SHTT: Đơn sáng chế của người Việt tăng cao trong năm 2019

11:12, 27/12/2019
(SHTT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức, Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí cho biết trong năm 2019, số lượng đơn sáng chế và số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tăng đột biến.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT cho biết số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nộp vào đã tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, tính đến hết ngày 30/11/2019, số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đơn sáng chế tăng 22,5%, kiểu dáng công nghiệp tăng 19,5% và nhãn hiệu tăng 17,3%.

Một điều đáng chú ý là số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nộp vào Cục SHTT của chủ đơn người Việt Nam đã tăng mạnh, đạt 1.128, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2018.

“Đây là lần đầu tiên đơn sáng chế của người Việt Nam vượt mốc một nghìn đơn”, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT cho biết. Đây cũng là một minh chứng rõ ràng cho thấy các chương trình tập huấn, đào tạo, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cách viết bản mô tả sáng chế,.... dành cho các viện trường và doanh nghiệp do Cục SHTT triển khai trong suốt thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao số lượng đơn sáng chế của người Việt Nam.

shtt

 Cục trưởng Cục SHTT: Đơn sáng chế của người Việt tăng cao trong năm 2019

Phát biểu trong Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Công Tạc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Cục SHTT trong năm 2019, từ việc xử lý đơn, hoàn thiện Chiến lược SHTT đến năm 2030 và đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào tháng 8/2019; triển khai các chương trình hợp tác quốc tế, tham gia Thỏa ước Lahay,...

Theo quyết định số 1068/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt về chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, việc đưa Việt Nam trở thành quốc gia nằm trong nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong 10 năm tới sẽ trở thành mục tiêu hàng đầu.

Ngoài ra, trong chiến lược này, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII): Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 – 8%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 – 10%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 – 14%/năm trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+.

Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao. Cụ thể: Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh, tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 – 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; có ít nhất 1 – 2 giống cây trồng được khai thác quyền ở nước ngoài; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đáng kể; phát triển được một số ngành công nghiệp có mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh, gia tăng đáng kể đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng GDP; chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; phát triển được các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyền liên quan nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng, chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2030 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả, quyền liên quan đóng góp khoảng 7% GDP tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Vân Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.