SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Cư dân Starcity: Lần thứ 3 kêu cứu khẩn cấp đòi phí bảo trì

10:56, 27/10/2018
(SHTT) - Sáng 26/10, bức xúc vì CĐT chây ỳ không trả tiền phí bảo trì rất đông cư dân Chung cư Starcity (81 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, HN) lại tập trung tại trụ sở Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương (Ocean Group) - Tòa nhà VNT Tower (số 19 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, HN) để căng băng rôn đòi quyền lợi.

Cư dân Starcity bức xúc tột độ 

Theo phản ánh của chị Đinh Thị Cẩm Vân - một thành viên của Ban quản trị: "Cho đến thời điểm hiện tại chưa kể tiền lãi thì CĐT đang giữ của chúng tôi số tiền là gần 30 tỷ đồng. Mong muốn duy nhất của cư dân lúc này là CĐT tuân thủ pháp luật. Đồng thời mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để giúp cư dân đòi lại phí bảo trì tòa nhà".

o2 (1)

Chị Đinh Thị Cẩm Vân - một thành viên của Ban quản trị Chung cư Starcity. 

Ban quản trị của chung cư Starcity được thành lập vào tháng 9/2017. Ngày 31/10/2017, Ban quản trị đã gửi văn bản (lần 1) đề nghị CĐT Vneco và Tập đoàn Đại Dương chuyển giao kinh phí bảo trì. Tiếp đó ngày 29/11/2017 Ban quản trị tiếp tục gửi văn bản (lần 2) nhưng Vneco và Tập đoàn Đại Dương vẫn chây ỳ không bàn giao kinh phí bảo trì cho cư dân.

Đến nay, Vneco mới bàn giao một phần phí bảo trì trị giá: 2.455.194.977 đồng cho Ban quản trị. Phần phí bảo trì còn lại trị giá hàng chục tỷ đồng đang bị Vneco và Tập đoàn Đại Dương chiếm dụng và không bàn giao đầy đủ cho Ban quản trị. Vneco và Tập đoàn Đại Dương có dấu hiệu chiếm dụng quỹ bảo trì của cư dân Starcity.

o6

Cư dân căng băng rôn trước trụ sở OceanGroup tại tòa nhà VNT Tower số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 

o5

Theo quan sát, mặc dù cư dân căng băng rôn ngay trước trụ sở của OceanGroup nhưng không hề có đại diện của doanh nghiệp này xuất hiện. 

o3

Mặc dù trời rất nắng nhưng cư dân vẫn đội nẵng phản đối CĐT. 

Liên quan đến vấn đề thang máy của chung cư, bà Phạm Thị Thu Thủy - một cư dân của dự án Starcity bức xúc: "Vấn đề thang máy và an toàn tính mạng của cư dân lúc này là quan trọng nhất. Thang máy đã hết hạn bảo trì, nhiều lần rơi tự do vô cùng nguy hiểm. Nếu xảy ra chết người thì ai sẽ là người chịu cho chúng tôi?

Hiện nay chúng tôi phải nói là ở thì chán mà bán thì dở. Chúng tôi chỉ còn biết mong chờ các cấp chính quyền nhanh chóng vào cuộc để giúp đỡ cho cư dân đòi được tiền phí bảo trì để sửa chữa thang máy cho bà con yên tâm".

Nhắc đến vấn đề về quyền sử dụng đất, bà Thủy cho biết cư dân không biết đến bao giờ mới có được sổ hồng bởi cho tới giờ CĐT vẫn chưa hoàn công, chưa nghiệm thu và cư dân thì cứ phải chờ đợi trong vô vọng.

CĐT Vneco và Tập đoàn Đại Dương có nguy cơ bị khởi tố

Theo luật sư Trương Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chủ đầu tư chậm bàn giao quỹ bảo trì để sử dụng nguồn vốn này đó là sử dụng trái phép tài sản của người mua nhà. Chủ đầu tư đã đưa vào đầu tư kinh doanh nên không có tiền để trả.

Chủ đầu tư trả tiền bảo trì chậm có thể xử phạt theo Nghị định 139 với mức phạt từ 100-150 triệu đồng. Chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố theo Điều 177 về tội xử dụng tài sản trái phép của Luật Hình sự. Khi chủ đầu tư không có tiền để trả quỹ bảo trì thì có dấu hiệu của lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản xử lý theo quy định ở điều 155 của Luật Hình sự.

o1

 

Luật sư Nguyễn Quang Ngọc, Công ty Luật Quốc tế Thiên Việt cũng cho rằng, trường hợp CĐT không bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân thì người dân sẽ có 2 phương án giải quyết. Một là làm theo những hướng dẫn về luật nhà ở của Thông tư 02, đó là yêu cầu UBND cấp tỉnh giải quyết, hai là khởi kiện chủ đầu tư ra tòa nếu như UBND không giải quyết. 

Trong Đơn kêu cứu lần thứ 3, cư dân khẳng định, quy định pháp luật hiện nay thì đã có đầy đủ, chủ đầu tư và OGC vẫn không bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân buộc người dân phải kêu cứu đến các cơ quan ban ngành, các cấp chính quyền, mà đứng đầu là UBND thành phố Hà Nội - là cơ quan trực tiếp quản lý và có thẩm quyền giải quyết.

Hơn nữa, ngày 09/10/2018 Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. Cụ thể, kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư và chiếm dụng phí bảo trì.

Thu Hiền

Tin khác

Pháp luật 5 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 2 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.