SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

COVID-19 thể nặng có thể khiến chỉ số IQ giảm tương tự như khi già đi 20 tuổi

07:15, 11/05/2022
(SHTT) - Nghiên cứu mới cảnh báo, một lần nhiễm COVID-19 thể nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, gây ra sự sụt giảm chỉ số IQ tương đương với việc lão hóa từ 50 sang 70 tuổi chỉ trong vài tháng.

Gần đây, một số phát hiện về chỉ số IQ và COVID-19 đã được công bố trên tạp chí eClinicalMedicine số tháng 5. Tác giả của nghiên cứu, ông Adam Hampshire cho biết: “Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người hồi phục sau COVID-19 có thể gặp phải các di chứng lâu dài về khả năng tập trung và giải quyết vấn đề”. 

Theo đó, các vấn đề cụ thể mà nhóm nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu là những khó khăn về mặt tư duy này rõ rệt như thế nào ở những bệnh nhân từng mắc COVID-19 có triệu chứng nghiêm trọng, khía cạnh nào của tư duy bị ảnh hưởng nhiều nhất, liệu có bất kỳ dấu hiệu hồi phục nào theo thời gian hay không và nguyên nhân cơ bản do đâu. 

COVID

 

Để đạt được mục tiêu đó, các chuyên gia đã tập trung vào một nhóm 46 bệnh nhân người Anh từng nhập viện vì COVID-19 thể nặng trong vài tháng đầu tiên của đại dịch (từ tháng 3 đến tháng 7/2020). Vào thời điểm đó, một phần ba số bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng đến mức cần sự hỗ trợ của máy thở cơ học.

Sau 6 tháng kể từ khi nhập viện, các đánh giá sức khỏe tâm thần của những bệnh nhân COVID-19 thể nặng cho thấy sự sụt giảm đáng kể về trí nhớ và kỹ năng tập trung, cùng với sự chậm lại trong khả năng giải quyết vấn đề một cách chính xác và nhanh chóng.

Ông Hampshire nhấn mạnh về tình trạng hay quên của nhóm đối tượng và việc “vật lộn” với chứng “sương mù não” thường khiến họ khó tìm được từ để diễn đạt.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy hậu COVID, khả năng hoạt động não bộ bị ảnh hưởng có nguy cơ làm giảm 10 điểm chỉ số thông minh.

COVID1

 

Đáng chú ý, một lần nhiễm COVID-19 thể nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, gây ra sự sụt giảm chỉ số IQ tương đương với việc lão hóa từ 50 sang 70 tuổi chỉ trong vài tháng.

Chênh lệch giữa hai thập kỷ đó là một khó khăn vô cùng rõ ràng, trí óc sẽ chậm lại đáng kể.  Đối với những bệnh nhân này, đây chắc hẳn là một cú sốc. Một số người trong số họ có thể không bao giờ hồi phục hoàn toàn hoặc có thể trở lại làm việc. Tuy nhiên chuyên gia cũng nhận định rằng có rất nhiều thời gian để điều chỉnh.

Cho đến nay, sự phục hồi diễn ra “chậm đến mức không có ý nghĩa thống kê”. Hơn nữa, mặc dù một số ít đã có chuyển biến tích cực, song nhóm nghiên cứu không thể xác nhận được liệu có bất kỳ sự phục hồi của tư duy theo thời gian hay không.

Đối với những gì đang diễn ra, giáo sư Hampshire thừa nhận vẫn cần thêm các nghiên cứu thêm để xác định được nguyên nhân”. Nghiên cứu chỉ ra rằng tổn thương trí não có nhiều khả năng xảy ra trong thời gian bị bệnh ban đầu chứ không phải là các vấn đề sức khỏe tâm thần hậu COVID-19. Cụ thể, sau khi điều trị khỏi COVID, bệnh nhân thường có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng và hậu căng thẳng chấn thương, nhưng chúng hoàn toàn tách biệt với các vấn đề về chỉ số thông minh và tư duy.

Trong tương lai, giáo sư Hampshire nhắn mạnh điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi những bệnh nhân như vậy trong một thời gian dài hơn để xem ai hồi phục hoặc liệu khả năng hồi phục có khả thi hay không. Tuy nhiên ở hiện tại, nhóm vẫn chưa thể khẳng định phương pháp nào sẽ giúp ích cho các bệnh nhân.

Tuy không tham gia vào nghiên cứu, nhưng Tiến sĩ Colin Franz, bác sĩ kiêm nhà khoa học của Shirley Ryan AbilityLab ở Chicago (Mỹ), cho biết những phát hiện này có nhiều điểm chung với kinh nghiệm của chính ông sau khi khám chữa cho những người sống sót sau COVID-19.

Ông cho biết: “Là một bác sĩ thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân COVID, tôi không ngạc nhiên khi có những vấn đề sức khỏe tâm thần dai dẳng như suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung xuất hiện sau khi bệnh nhân khỏi bệnh”. Trạng thái “COVID kéo dài” này là một trong những mối quan tâm phổ biến nhất của bệnh nhân khi đến gặp các bác sĩ.

Theo tiến sĩ, lý do chính xác có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Chẳng hạn, ở đối tượng này, nguyên nhân có thể liên quan đến các mạch máu rất nhỏ trong não. Nhưng trong một trường hợp khác, đối tượng lại gặp vấn đề về hô hấp dai dẳng, ảnh hưởng tới giấc ngủ và làm cơ thể mệt mỏi dẫn đến kết quả kiểm tra kém.

Lời khuyên của tiến sĩ Franz dành cho những người có vấn đề sức khỏe trí não dai dẳng sau COVID là không nên quá lo lắng và nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ có chuyên môn.

Ngọc Đỗ

Tin khác

Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 9 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 9 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.