Công nghệ mới chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành năng lượng sạch
Tiến sĩ Jibran Khaliq, một nhà khoa học vật liệu từ Khoa kỹ thuật cơ khí và xây dựng của Đại học Northumbria, cho biết ngành dệt may của Pakistan tác động không nhỏ tới môi trường như khí thải nhà kính, ô nhiễm nước và vi nhựa. Các đối tác phát triển một công nghệ chuyển đổi chất thải nông nghiệp từ chuối thành sợi dệt.
Dự án có tên “Safer” nhằm cải thiện khả năng tiếp cận năng lượng bền vững ở vùng nông thôn Pakistan, bằng sử dụng thực phẩm và chất thải nông nghiệp làm nhiên liệu tái tạo. Công nghệ chuyển đổi chất thải thành năng lượng có giá thành phải chăng.
Tiến sĩ Khaliq cho biết công nghệ này sẽ chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành năng lượng sạch với chi phí rẻ. Đây là giải pháp cho ngành dệt may, đồng thời thúc đẩy độ phì nhiêu của đất và sản xuất lương thực thông qua tạo ra phân bón sinh học.
Tiến sĩ Muhammad Saghir, Giám đốc của Eco Research Ltd, nhận định dự án là một hành trình mang tính đột phá. Việc phát triển công nghệ này rất quan trọng đối với các vùng nông thôn của Pakistan, hỗ trợ đáng kể trong việc giảm thiểu tác động môi trường liên quan đến chất thải nông nghiệp.
Tại Pakistan, mỗi năm có khoảng 80 triệu tấn chất thải nông nghiệp, trong đó có từ chuối. Trong quy trình mới, chất thải nông nghiệp từ chuối có thể được sử dụng để sản xuất khí tổng hợp. Đây là phương pháp bền vững để sản xuất điện. Các nhà khoa học ước tính rằng chất thải nông nghiệp từ chuối ở Pakistan có thể tạo ra 57.488 triệu m3 khí tổng hợp.
(Theo IE)