SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 22/09/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Công nghệ mới cho phép nuôi cấy tinh trùng từ tế bào gốc

16:13, 23/08/2020
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu của Trường Y khoa San Diego thuộc Đại học California đã phát triển một phương pháp mới cho phép nuôi cấy tinh trùng từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm. Công nghệ mới được hy vọng sẽ góp phần mở ra hướng điều trị mới cho bệnh vô sinh ở nam giới.

Các nhà khoa học tại Trường Y khoa San Diego thuộc Đại học California đã sử dụng tế bào gốc tinh trùng từ tinh hoàn để nuôi cấy chúng thành tinh trùng trong phòng thí nghiệm.

nuoi-cay-tinh-trung

 

Tế bào gốc tinh trùng (spermatogonial stem cell – SSC) là một phân nhóm của tế bào sinh tinh trùng chưa chuyên hoá, có khả năng tạo ra tinh trùng ở động vật. Đây là các tế bào khởi đầu cho sự phát triển của tinh trùng trên động vật vả kể cả ở người.

Miles Wilkinson, giáo sư sản, phụ khoa tại Trường Y khoa San Diego cho biết, thông qua một phương pháp có tên AKT inhibitor, các nhà khoa học có thể bảo quản nuôi cấy tế bào người với các đặc điểm phân tử giống như SSC trong vòng 2-4 tuần.

nuoi-cay-tinh-trung-1

 

Wilkinson cho biết, mục tiêu tiếp theo của nhóm nghiên cứu là tìm hiểu cách duy trì và bảo quản SSC lâu hơn để nó phát huy tối đa tính hữu ích về mặt lâm sàng.

SSC là những tế bào chuyên biệt và nó có thể liên tục tự làm mới và với mỗi tế bào có thể sản sinh ra khoảng 1 ngàn tinh trùng trong vài giây thì việc tăng các tế bào SSC là cách hiệu quả để tăng số lượng tinh trùng ở nam giới. Nhờ đó, nam giới ở độ tuổi trung niên vẫn có thể có con nhờ tinh trùng sản sinh mới liên tục.

"Chúng tôi nghĩ rằng cách tiếp cận bao gồm phân tích trình tự ARN đơn bào là một bước quan trọng để đưa phương pháp SSC tới các phòng khám sản khoa".

Kỹ thuật giải trình ARN đơn bào là kỹ thuật giúp xác định các đặc điểm phân tử đặc trưng cho phương pháp SSC trên người và phân biệt SSC với các tế bào khác trong tinh hoàn. Sau đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng một phương pháp khác gọi là cấy ghép tế bào mầm (trứng và tinh trùng là những tế bào mầm).

Nếu các nhà nghiên cứu có thể tìm ra cách bảo quản các tế bào này đủ lâu, nó sẽ mở ra những lựa chọn nuôi dạy con hoàn toàn mới cho những người chuyển giới trong tương lai.

Bình An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 phút trước
(SHTT) - Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải (OIC NEW) phát triển và nổi tiếng với số lượng lớn công trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nano trong sản xuất nguyên liệu Dược, Thực phẩm Bảo vệ Sức khỏe, Sản phẩm phòng bệnh thủy sản và chăn nuôi tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Porsche mới đây đã phát đi thông báo triệu hồi đối với hơn 4.700 ô tô điện Taycan tại Mỹ do hệ thống pin cao áp không đảm bảo an toàn và có nguy cơ gây cháy nổ cao. Tại Việt Nam, các dòng xe bị ảnh hưởng không phải triệu hồi do phương tiện chưa được giao tới tay khách hàng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinders ở Nam Australia và Đại học Khoa học và Công nghệ Zhejiang ở Trung Quốc mới đây đã công bố về việc thành công phát triển loại pin dung dịch nhôm đầu tiên trên thế giới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/9, tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc và phiên thảo luận Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II, với chủ đề: “Thanh niên trong bối cảnh chuyển đổi số”.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023) với chủ đề "Sức mạnh cho cuộc sống" sẽ diễn ra trong hai ngày 21-22/9 tại TPHCM. Ngày hội sẽ cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất, các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI.