SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Công bố chứng nhận nhãn hiệu táo Sơn tra Sơn La: Đưa sản phẩm vươn xa trên thị trường

06:35, 24/09/2018
(SHTT) - Lễ công bố Quyết định cấp văn bằng Nhãn hiệu táo Sơn tra Sơn La và vinh danh người trồng Sơn tra đã được diễn ra. Đây được xem là cơ hội để đưa sản phẩm táo địa phương vươn xa trên thị trường.

Cục Sở hữu trí tuệ đã công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu táo Sơn tra Sơn La cho chủ sở hữu là Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La; Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã công bố quyết định trao quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận táo Sơn tra Sơn La cho 3 đơn vị trên địa bàn huyện Bắc Yên, gồm: Công ty TNHH Bắc Sơn; HTX Sơn tra Nậm Lộng (xã Hang Chú); HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Sơn tra Bắc Yên. Huyện Bắc Yên cũng đã vinh danh 6 hộ trồng Sơn Tra tiêu biểu tích cực mở rộng diện tích trồng và Công ty TNHH Bắc Sơn là đơn vị tiên phong chế biến các sản phẩm quả Sơn tra.

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc, địa hình chia thành nhiều tiểu vùng có đặc trưng sinh thái khác nhau, như huyện Bắc Yên, Thuận Châu, Mường La có độ cao tuyệt đối từ 1.200m – 2.000m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình từ 15 độ C – 20 độ C rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây táo sơn tra.

son tra son la

 Công bố chứng nhận nhãn hiệu táo Sơn tra Sơn La: Đưa sản phẩm vươn xa trên thị trường

Cây Sơn Tra vốn nổi tiếng với hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng, càng ở độ cao, khí hậu lạnh hương vị chè càng ngon. Càng ở độ cao, quả táo Mèo Sơn Tra càng có màu vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt.

Sơn Tra tiếng dân tộc Mông gọi là Tu Di và tên gọi thông dụng là "Táo Mèo". Cây Sơn Tra mọc tự nhiên, xen lẫn cây rừng bao đời nay trên những dãy núi cao 1500 –2000 m. Khắp vùng cao Bắc Yên, từ Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, đâu đâu cũng thấy cây Sơn Tra. Qua những cánh rừng màu én bạc của lá qua ánh xiên của buổi chiều tà có thể nhận ra cây Sơn Tra. Mùa Sơn Tra ra hoa, màu hoa trắng thấp thoáng giữa khu rừng trên các dãy núi cao. Khi Sơn Tra vào mùa chín bà con dân tộc Mông thu hái, gùi xuống chợ huyện.

Trước đây, cây sơn tra chỉ đươc biết đến như một cây lầm nghiệp, chủ yếu tập trung ở các cánh rưng nguyên sinh tại các xã, bản vùng cao của đồng bào dân tộc Mông. Năm 2006, do nhu cầu sử dụng quả sơn tra và các sản phẩm từ sơn tra tăng lên, đã thúc đẩy phát triển sơn tra thành một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế cho bà con nông dân ở vùng cao.

Việc cấp giấy chúng nhận nhãn hiệu táo sơn tra Sơn La sẽ là điều kiện để xây dựng thương hiệu sản phẩm sơn tra của Sơn La trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường, tạo điều kiện cho các tổ chức, các nhân phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh sơn tra, nâng cao đời sống của nông dân trồng sơn tra trên địa bàn.

Hải Ninh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa xử phạt đối với 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Suntory PepsiCo Việt Nam và nhãn hàng Pepsi đã tổ chức sự kiện “Pepsi – Thirsty for more” nhân kỷ niệm 30 năm sản phẩm Pepsi đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đánh dấu kỷ nguyên mới. Sự kiện cũng nhằm đánh dấu sự kiện Pepsi thay đổi bộ nhận diện toàn cầu mới.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Trong đó, Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về các sản phẩm OCOP.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định số 9358/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể “Cây giống lâm nghiệp Hữu Lũng” cho sản phẩm cây giống lâm nghiệp của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.