SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Con vào lớp 1: Luyện viết chữ đẹp- cần thiết hay… vô bổ?

17:03, 14/08/2018
(SHTT) - Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về việc phụ huynh dành nhiều thời gian cho con em đang theo học lớp 1, bậc tiểu học rèn viết chữ đẹp bên cạnh việc tham gia các lớp kỹ năng sống hay các môn năng khiếu.

Cách đây không lâu, mang xã hội xôn xao chia sẻ của một du học sinh tại Anh có tên Hoàng Huy với quan điểm luyện chữ đẹp không thực sự cần thiết. Cụ thể cậu bạn này viết: “Tớ thì thấy chữ đẹp là một trong những kĩ năng không cần thiết và phí thời gian nhất mà nhiều phụ huynh bây giờ đang ép con theo. Chữ là để đọc, vậy cứ đọc được là pass rồi. Thời gian đấy để đọc sách hoặc vui chơi... cho đỡ phí tuổi thơ.

Nói thế này dễ bị các bạn giáo viên tiểu học phản đối, nhưng mình thấy luyện chữ đẹp kiểu luyện gà như hiện nay là một việc vô bổ. Ích lợi cho con chẳng thấy đâu chỉ thấy đó là hội chứng ban đầu cho bệnh nghiện thành tích của một bộ phận phụ huynh Việt… Nói tóm lại, thế kỉ 21 mà vẫn quá áp lực chuyện chữ đẹp hay không đẹp cũng giống như kiểu tập đi xe đạp khi xung quanh người ta đều đã đi ô tô và trực thăng vậy”.

Ngay lập tức chia sẻ của chàng du học sinh này đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo đó, xuất hiện nhiều ý kiến tranh cãi với chiều hướng trái chiều về việc phụ huynh cho con rèn viết chữ đẹp.

Ảnh minh họa. 

Những người bảo vệ quan điểm của chàng trai này thì cho rằng ngày nay, khi mọi giấy tờ đều được văn bản hóa và việc trao đổi công việc hầu như trên máy tính, điện thoại; vì vậy việc luyện chữ đẹp là không cần thiết và có phần lỗi thời.

Trong một bài báo trên VietNamNet, GS Nguyễn Ngọc Lanh cũng cho rằng: “Thời gian lẽ ra dành cho tập viết như hiện nay (nhất là để thi “chữ đẹp”) liệu có nên dùng để dạy các cháu sử dụng bàn phím? Nhiều phụ huynh đã nhận ra lợi hại”.

Theo GS Lanh, những bài được giải “chữ đẹp” đều có nét chữ na ná như nhau, vì cùng được dạy theo một mẫu, mặc dù internet đã miễn phí rất nhiều mẫu chữ cực đẹp. Điểm nữa là khi phải viết nhanh, những người được giải lại trở về cách viết cố hữu của mình. Chữ là người. Chính do vậy, ta mới có thể “đoán tính cách con người theo nét chữ”. Vậy nên rút ra: nét chữ (để thi) chẳng liên quan gì tới “nết người”, chớ ngộ nhận.

“Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi thơ vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của một số người, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em? Mà tuổi thọ của dân ta chưa phải quá cao so với các dân tộc khác, để các cháu tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc này”, GS đặt câu hỏi.

Trái ngược với ý kiến phản đối việc cho trẻ luyện chữ đẹp, có khá nhiều quan điểm cho rằng việc rèn chữ vẫn rất cần thiết vì nó đem lại nhiều lợi ích tốt như rèn tính kiên nhẫn, cần cù, cẩn thận cho trẻ. Mặt khác, không luyện để chữ xấu quá dễ gây khó chịu và mất thời gian cho người đọc ...

Đa số các ý kiến còn lại cho rằng việc luyện chữ cho con vẫn cần thiết nhưng chữ viết chỉ cần rõ ràng, dễ đọc là được chứ không nên ép quá tạo áp lực cho trẻ nhỏ. Ngoài giờ học trên lớp, phụ huynh có thể tự rèn luyện thêm cho con ở nhà chứ không cần phải vào lò luyện chữ hay tham gia hẳn 1 lớp học mùa hè.

Minh Nguyễn

Tin khác

Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
PGS.TS.BS Hà Xuân Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp - khẳng định: “Đổi mới sáng tạo trong y tế là khó khăn nhất vì liên quan nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố công nghệ lẫn sinh mạng con người. Bệnh viện 199 là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này”.