SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Còn nhiều khoảng trống trong dự thảo quy định về hàng “Made in Vietnam”

13:59, 04/08/2019
(SHTT) - Một số chuyên gia mới đây đã đưa ra ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam vừa được Bộ Công thương công bố.

Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư quy định về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Theo đó, dự thảo thông tư đưa ra cách xác định hàng hoá được coi là hàng hóa của Việt Nam. Cụ thể, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam như: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.

12116

 

Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam…

Bên cạnh đó, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa theo quy định, thì vẫn được xem là hàng hóa của Việt Nam.

Tiêu chí để xác định sẽ dựa vào hàm lượng giá trị gia tăng nội địa, trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam, trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam, chi phí nhân công, chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất,…

Để xác định rõ hơn điều này, Bộ Công Thương đưa ra cụ thể từng mặt hàng để xác định tỉ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa. Đa phần các sản phẩm này có tỉ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa 30% vẫn được xem là hàng Made in Vietnam.

Hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất, hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh Việt Nam cũng không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa.

Chia sẻ với vov.vn, Luật gia Phan Thi Việt Thu, Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ  quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cho biết: “Đến bây giờ Bộ Công thương mới ra dự thảo thông  tư  quy định, xác định lại  thế nào là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam được ghi nhãn mác  hàng xác xuất tại Việt Nam thì đã muộn, chậm nhưng nó cũng giải quyết được những trường hợp rắc rối đã xảy ra trong thời gian vừa qua. Về mặt tổng thể thì dự thảo này tạm khắc phục những thiếu sót đang hiện hữu

 Dự thảo thông tư quy định rõ các trường hợp được coi là hàng hóa của Việt Nam là sản phẩm thuần túy ở Việt Nam và hàng hóa không thuần túy Việt Nam. Nội dung mà thời gian qua có nhiều ý kiến khác nhau về cách ghi xuất xứ hàng hóa thì dự thảo thông tư cũng làm rõ, đó là: Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa thì được coi là hàng hóa Việt Nam. 

Tuy nhiên, theo một số luật sư ở TP. HCM, dự thảo lần này còn có những điểm chưa làm rõ. Cụ thể như điều 10 chương 3 quy định các sản phẩm gia công, chế biến đơn giản, hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam, nếu chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn thì không được coi là hàng hóa của Việt Nam. Nhưng dự thảo thông tư không quy định trường hợp này thì sẽ ghi xuất xứ hàng hóa của ai? Ví dụ như cái đèn led được lắp ráp tại Việt Nam với nhiều vật liệu, linh kiện của các nước khác nhau nhưng không được ghi xuất xứ Việt Nam vì nó chỉ lắp ráp đơn giản thì ghi xuất xứ như thế nào? Đây là khoảng trống của dự thảo.

Luật Sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng: “Dự thảo này đang đặt ra vấn đề,  một sản phẩm đó họ mua linh kiện của nhiều nước khác về  lắp ráp đơn giản  nên không đủ điều kiện ghi xuất xứ hàng hóa Việt Nam, vậy thì sản phẩm đó ghi xuất xứ nước nào. Trong trường hợp này cần phân tích sản phẩm đó linh kiện của nước nào có giá trị cao nhất thì ghi xuất xứ của nước đó”.

Linh San

Tin khác

Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 14 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).