SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Còn được sử dụng thương hiệu Big C 5 năm, vì sao Central Retail quyết xóa tên Big C tại Việt Nam thời điểm này?

15:00, 03/03/2021
Tập đoàn Central Retail vừa ra thông báo đổi tên 7 siêu thị Big C thành Tops Market và 5 đại siêu thị Big C thành GO với lý do "tái định vị thương hiệu".

Cụ thể, từ ngày 1/3/2021, 03 siêu thị Big C tại TP.HCM (hiện là các siêu thị đặt tại các tòa chung cư), bao gồm: Big C An Phú, Big C Thảo Điền và Big C Âu Cơ được đổi tên thành Tops Market. 

Dự kiến, 4 siêu thị Big C tại Hà Nội (The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn) cũng sẽ hoàn tất việc chuyển đổi, nâng cấp thành Tops Market vào quý III/2021. 

Hoàng loạt đại siêu thị mang thương hiệu Bi C tại Hà Nội sẽ lần lượt đổi thương hiệu thành Tops Market

Ngoài ra, từ cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021, các đại siêu thị Big C (hiện là các siêu thị Big C nằm trong các Trung tâm thương mại), đã chuyển đổi thành Đại siêu thị GO!

Đã có 5 đại siêu thị GO! hoàn tất quá trình đổi tên và đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2020 gồm đại siêu thị GO! Nha Trang, đại siêu thị GO! Dĩ An, đại siêu thị GO! Cần Thơ, đại siêu thị GO! Hạ Long và đại siêu thị GO! Vĩnh Phúc.

Phía Central Retail cho biết, trong năm nay, một số đại siêu thị Big C khác cũng sẽ lần lượt tái định vị và đổi tên thành đại siêu thị GO!, nhằm “dần mang đến hình ảnh một chuỗi hệ thống Đại siêu thị khác biệt, mới mẻ, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần vào sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam”.

Như vậy sau 22 năm gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam, thương hiệu Big C chính thức bị xóa sổ.

Ngoài ra, nhiều thương hiệu Big C tại nhiều địa phương đã đổi thành  Đại siêu thị GO!

Thực chất, kế hoạch đổi tên thực tế đã diễn ra chậm gần 5 năm so với tuyên bố của đại diện Central Group. Vào thời điểm tập đoàn này hoàn tất thương vụ mua thành công Big C Việt Nam từ Casino Group hồi năm 2016, dù có quyền sử dụng tên này trong 10 năm nhưng nhà bán lẻ Thái vẫn muốn đổi tên ngay sau đó. Tuy nhiên, việc chuyển đổi không hề dễ dàng khi Big C là thương hiệu khá quen thuộc và được nhiều người dùng Việt Nam tin tưởng thời gian dài. 

Thời điểm này, khi các hoạt động giao thương khá trầm lắng do dịch bệnh được xem là cơ hội thuận lợi để Central Group đổi tên Big C mà không gây ra quá nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến doanh thu của hệ thống bán lẻ.

Năm 2016, giới đầu tư Việt Nam đã một phen “dậy sóng” với thương vụ M&A do Central Group và Tập đoàn Nguyễn Kim thực hiện thâu tóm được hệ thống Big C Việt Nam, với tổng giá trị giao dịch lên tới 920 triệu euro (1,05 tỷ USD). Trước đó, dư luận lại nghiêng phần thắng trong thương vụ này về một doanh nghiệp bán lẻ lớn ở trong nước là Saigon Co.op.

Thương vụ thâu tóm Big C mở đầu cho làn sóng doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Thái Lan bỏ tiền mua lại các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra ngày 29/4/2016, tại TP.Hồ Chí Minh, ông Diệp Dũng khi đó là Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op đưa ra lý do của sự thất bại trong thương vụ này. “Rào cản để doanh nghiệp Việt Nam tham gia mua bán doanh nghiệp nước ngoài như Big C nằm ở chỗ cần phải xin được giấy phép đầu tư ra nước ngoài”, ông Dũng nói và kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý nhanh chóng vấn đề này để Saigon Co.op mua và tiếp nhận Big C.

Thương hiệu Big C tại Việt Nam đang dần bị 'xóa sổ'.  

Nhưng Central Group đã thật sự có lợi trong thương vụ này và đã vượt qua Saigon Co.op. Cùng với Big C Việt Nam, Central Group Việt Nam đang sở hữu 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau, bao gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 1 khách sạn; 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị Lan Chi.

“Nguyễn Kim đã hợp tác chiến lược với hệ thống siêu thị Lan Chi để phát triển bán lẻ. Và Big C như một đối tác đồng hành, cùng chia sẻ cam kết và tầm nhìn trong việc cải thiện và đóng góp vào sự cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Kim, Chủ tịch Công ty cổ phần Thương mại Nguyễn Kim cho biết.

Thời điểm này, trên thị trường cũng có thông tin Central Group chi 10 triệu USD mua lại mảng kinh doanh tại Thái Lan và Việt Nam của Zalora (thuộc Global Fashion Group của Tập đoàn Rocket Internet). Đây là động thái nằm trong kế hoạch mở rộng mảng kinh doanh trực tuyến của tập đoàn này.

Thương vụ này diễn ra trong bối cảnh doanh thu của Zalora tăng 78%, lên 234 triệu USD trong năm 2015, nhưng lỗ ròng tăng 36%, lên đến 105 triệu USD. Zalora không công bố kết quả kinh doanh tại từng nước, nhưng cho biết, ứng dụng trên điện thoại của trang web đã có 10 triệu lượt tải. Mỗi năm, trang web xử lý 1,4 triệu giao dịch ở 10 nước Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh đó, trang thương mại điện tử thời trang này sẽ tập trung vào các thị trường tăng trưởng nhanh và giàu tiềm năng như Indonesia hay Singapore và rút khỏi những thị trường không mang lại hiệu quả như Việt Nam, Thái Lan.

Quang Hưng/Theo Sở hữu trí tuệ

vnfinance.vn

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 9 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.