SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cơ sở làm đẹp không phép mạo danh thương hiệu: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

13:24, 08/02/2023
Hiện nay, các cơ sở làm đẹp vẫn đang được tự đặt tên thương mại, thậm chí còn cố tình ăn cắp các thương hiệu lớn để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Chuyên gia đã có những cảnh báo về việc khách hàng nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng.

Để cải thiện vẻ bề ngoài, nhiều người tìm đến các cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên phương pháp này cũng đi kèm nhiều rủi ro nếu không tìm hiểu kỹ, nhất là khi nhiều cơ sở thẩm mỹ hiện nay tìm đủ mọi cách để ăn cắp thương hiệu các bệnh viện uy tín. Điều này khiến nhiều vụ biến chứng, thậm chí là tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xảy ra liên tục trong thời gian qua.

Nhiều ca tai biến, tử vong trong phẫu thuật thẩm mỹ

Tháng 3/2022, tại Bệnh viện 1A (Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM) đã xảy ra sự cố khiến bệnh nhân N.T.N.N. tử vong sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực.

30780373ce8301dd5892-2207

Sự cố y khoa trong phẫu thuật thẩm mỹ khiến một nữ bệnh nhân tử vong sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực tại Bệnh viện 1A.

Tháng 4/2022, chị T.T.P (39 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) đi đến một cơ sở thẩm mỹ tiêm 3 lọ filler Alisa (50ml/lọ) vào vùng ngực và mặt. Sau khi tiêm xong, trở về nhà chị P. mệt, khó thở, sốt nên được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện quận Bình Tân. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán và theo dõi phản vệ độ 3 sau tiêm filler (không tiền căn bệnh lý).

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy và nhập khoa Nội tim mạch. Lúc nhập viện, bệnh nhân lơ mơ, thở oxy, mạch 110 lần/phút, huyết áp 60/100mmHg (duy trì thuốc vận mạch adrenaline). Bệnh nhân được chẩn đoán choáng tim, tổn thương cơ tim cấp, nghi do viêm cơ tim cấp. Theo dõi áp xe vú 2 bên - tổn thương thận cấp.

Cũng trong tháng 4/2022, tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn cũng xảy ra sự cố y khoa trong phẫu thuật thẩm mỹ khiến một nữ bệnh nhân tử vong sau khi thực hiện cấy mỡ ngực… Theo đó, các vụ tai biến, tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ nêu trên chỉ là số ít trong những năm qua.

Theo PGS.TS. BS Phạm Trịnh Quốc Khanh – Trưởng khoa Khoa Bỏng và Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương - năm 2022, khoa tiếp nhận hơn 1500 - 2000 ca thẩm mỹ, trong đó từ 5 - 10% là biến chứng từ các sở thẩm mỹ.

Thủ thuật càng đơn giản nguy cơ biến chứng càng cao

Bác sĩ Phạm Trịnh Quốc Khanh cho biết phẫu thuật đơn giản như phẫu thuật cắt mắt, tạo hình mũi, tiêm chất làm đầy, cấy chỉ, tiêm chất tan mỡ thường để lại nhiều biến chứng.

“Hiện nay những phẫu thuật tưởng chừng đơn giản như cấy chỉ, tiêm filler, nhiều người tưởng ít xảy ra biến chứng nhưng thực tế xảy ra nhiều. Đối với những ca phẫu thuật trên, bác sĩ phải được đào tạo bài bản và có chứng chỉ hành nghề mới được phép thực hiện. Tuy nhiên, những biến chứng sau khi phẫu thuật thường xảy ra tại các cơ sở không phép và người thực hiện không phải là bác sĩ”, bác sĩ Khanh nói.

20170826183218-tham-my

Các chuyên gia cho biết biến chứng của tiêm filler thường rất đa dạng, có thể xảy ra ngay khi tiêm hoặc sau khi tiêm một thời gian. 

Sau khi xảy ra biến chứng, nhiều bệnh nhân thường tìm đến bệnh viện để cứu chữa. Tuy nhiên, rất hiếm bệnh nhân đến đúng thời điểm để điều trị dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Lý giải điều này, Th.S BS CKII Đinh Phương Đông - Phó Trưởng Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương - cho biết thông thường, các bệnh nhân sau khi xảy ra biến chứng thường quay lại các cơ sở trên để khắc phục mà không đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện.

“Các bệnh nhân thường tìm đến nơi họ làm, xong các cơ sở trên lại xử lý bằng cách tiêm chất giải, tan filler. Tuy nhiên, những chất tiêm vào là gì bệnh nhân không biết. Sau khi xử lý, tình trạng của bệnh nhân không thuyên giảm mà có biểu hiện tăng nặng, xảy ra tình trạng hoại tử lúc đấy mới đưa vào bệnh viện thì đã lỡ mất thời gian vàng”, bác sĩ Đông cho biết.

Những năm gần đây, Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Trưng Vương tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng sau thẩm mỹ tại các cơ sở thẩm mỹ không phép. Nếu có 10 ca được đưa vào điều trị thì chỉ có khoảng 2 ca được đưa vào đúng thời điểm có thể cứu chữa được. Trong số đó, việc tiêm filler thường để lại nhiều biến trong làm đẹp.

Theo bác sĩ Đông, việc tiêm filler sai chỗ dễ gây ra tình trạng tắc mạch, 2 - 3 năm trước có 5 đến 6 ca mù mắt vĩnh viễn, rất nhiều ca hoại tử do tiêm filler. Tình trạng biến chứng sau tiêm filler thường xảy ra đa số ở các cơ sở không được đào tạo, không phép, còn các cơ sở cấp phép, có nghiệp vụ chuyên môn làm rất tốt, nếu có xảy ra thì dễ dàng cứu chữa hơn.

Để hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ Phạm Trịnh Quốc Khanh đưa ra một số khuyến cáo dành cho khách hàng có nhu cầu thẩm mỹ.

Thứ nhất, khi khách hàng có nhu cầu thẩm mỹ phải xác định bản thân muốn làm cái gì, nên làm cái gì. Thẩm mỹ không phải “biến” người xấu tuyệt đối thành cô tiên mà chỉ cải thiện để mình đẹp hơn.

Thứ hai, khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ, khách hàng cần tìm hiểu cơ sở nào đủ điều kiện phẫu thuật, các cơ sở đó phải là phòng khám chuyên khoa về thẩm mỹ, các bệnh viện đa khoa có khoa thẩm mỹ - là những nơi được cấp phép. Đối với các cơ sở chăm sóc da thì chắc chắn không. Bên cạnh đó, khách hàng cần tìm hiểu bác sĩ phẫu thuật có chứng chỉ hành nghề không.

Thứ ba, phải hỏi bác sĩ những chất đưa vào cơ thể, trường hợp xảy ra biến chứng khi phẫu thuật để bản thân tiên lượng được kết quả.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn thành phố có 20 bệnh viện thẩm mỹ, 28 bệnh viện đa khoa có khoa, đơn vị thẩm mỹ, 5 phòng khám đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ, 226 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, 46 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ xăm, phun, thêu trên da và nhiều cơ sở chăm sóc da, spa, cắt tóc, gội đầu, làm móng.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định chi tiết về tên biển hiệu của các loại hình có cơ sở cung cấp dịch vụ làm đẹp. Vì vậy, “thẩm mỹ viện” hay “viện thẩm mỹ” thường được các cơ sở làm đẹp chọn đặt tên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm người dân dễ bị nhầm lẫn, khó phân biệt được các loại hình cơ sở làm đẹp theo quy định dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Thanh Thảo - Võ Liên

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, bài hát hit của Ed Sheeran - "Thinking Out Loud" một lần nữa được đưa ra tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ để xem xét lại vụ kiện bản quyền cáo buộc Sheeran đã sao chép ý tưởng từ "Let's Get It On" của Marvin Gaye.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Anh trai của ông trùm ma túy Colombia cố gắng đăng ký tên nhãn hiệu tại Văn phòng Bản quyền và Sở hữu Trí tuệ của Liên minh châu Âu nhưng bị bác bỏ.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Theo hội đồng xét xử liên bang Texas, Samsung Electronics phải trả cho chủ sở hữu bằng sáng chế G+ Communications 142 triệu USD vì vi phạm các bằng sáng chế của G+ liên quan đến công nghệ không dây 5G trên dòng điện thoại thông minh Galaxy của hãng.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Liên kết hữu ích