SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

CNH không như kỳ vọng: Bài học và giải pháp

14:00, 17/05/2017
(SHTT) - Đại hội VIII của Đảng (1996) đã đề ra mục tiêu là đến năm 2020, sẽ đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp (CN) theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, ngày 16/4/2016, tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thừa nhận rằng, mục tiêu mà Việt Nam đặt ra đã không đạt được.
CNH f

Tọa đàm về nguồn nhân lực cao cấp 

Đầu tư dàn trải và không trọng tâm

Việt Nam bắt đầu mở cửa vào những năm 1986 – 1987, kế hoạch đưa Việt Nam trở thành nước CN vào năm 2020 đã được đặt ra. Đây là một kế hoạch quan trọng, dài hạn, mang tính chiến lược quốc gia, nhưng khá mơ hồ. Cụ thể là kế hoạch không vạch ra được những giải pháp hiệu quả để thực hiện mục tiêu một cách triệt để. Đặt mục tiêu trở thành một nước CN vào năm 2020, nhưng mục tiêu quan trọng nhất mà nền kinh tế Việt Nam hướng đến trong từng năm và trong từng kế hoạch 5 năm vẫn là chỉ số tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, chỉ số tăng trưởng GDP không có quan hệ nhiều với tốc độ CNH của quốc gia.

CNH C

 Lắp ráp linh kiện điện tử Nhật Bản

Trong 30 năm đổi mới, tỷ trọng CN và xây dựng trong GDP của Việt Nam tăng tới 16%, tức là tăng rất nhiều. Việc dịch chuyển cơ cấu như vậy là phù hợp với xu hướng CNH.Tuy nhiên, phân tích cơ cấu của CN chế biến, chế tạo - tức lĩnh vực tạo năng lực cốt lõi cho phát triển - thì lĩnh vực CN chế biến, chế tạo suốt 30 năm chỉ tăng được 1,6%. Trong thời đại CN hiện đại, thời đại công nghệ cao mà 30 năm mới chỉ tăng 1,6%, thì nền CN Việt Nam đã lùi lại xa so với khu vực.

CNH b

 Dạy nghề cần chuyên nghiệp hơn

Đó là chưa kể một thực tế rằng, nền kinh tế toàn cầu đang dần diễn ra theo xu hướng toàn cầu hóa, nơi các nền kinh tế của các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau theo chuỗi chứ không riêng lẻ như trước, vì thế mục tiêu trở thành nước CN theo các tiêu chuẩn cũ đã không còn phù hợp nữa. Khi các nền kinh tế phát triển trên thế giới đang tiến từ nền kinh tế CN sang nền kinh tế tri thức, việc Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở thành một nước CN theo các tiêu chuẩn cũ, dễ trở thành lạc lõng trong thế giới phẳng ngày nay. Trên thực tế, quá trình toàn cầu hóa đã đẩy con đường phát triển kinh tế của Việt Nam chệch khỏi hướng đi.

CNH d

 Sản xuất tôn màu

Bài học cho sự thất bại này là thời gian qua, Việt Nam chỉ tập trung phát triển xây dựng, chỉ thích khai khoáng, chỉ chú trọng vào gia công, còn lĩnh vực cốt lõi nhất là CN chế biến, chế tạo thì không tập trung. Bởi vì hướng đi chệch hướng phát triển chung của thế giới, nên sự tụt hậu là tất yếu. Đó là lý do vì sao thành tích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dù rất tốt, nhưng thực trạng phát triển CN lại được đánh giá là kém. Đây là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao dịch chuyển cơ cấu tốt như thế (tăng 16% trong 30 năm) mà CN Việt Nam vẫn yếu.

Trở lại quỹ đạo chung

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển CN Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo chiến lược, các ngành CN được lựa chọn ưu tiên phát triển là ngành CN chế tạo, ngành điện tử - viễn thông, ngành năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến nay, kết quả phát triển của các ngành CN mũi nhọn và ưu tiên đều rất hạn chế. Phần lớn các ngành chế tạo, điện tử do các doanh nghiệp (DN) FDI dẫn đầu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp, sử dụng nhân công giá rẻ, ưu đãi về đất đai hạ tầng và thuế.

Đại hội XII của Đảng năm 2016 cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh CNH. Như vậy bây giờ Việt Nam buộc phải trở lại quỹ đạo chung của thế giới để phát triển. Nghĩa là cần dẹp bỏ những chính sách thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, dàn trải trong đầu tư, nguồn lực không tập trung cho phát triển, mà cần phải đi sát với thực tiễn sản xuất CN cần cho sự phát triển.

Một trong những đột phá cho một nước CN là cần quan tâm đến việc tăng cường nội lực tự chủ của nền kinh tế. Vấn đề này có 3 giải pháp để thực hiện. Một là đào tạo cho được một đội ngũ lao động quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động được đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Theo đó, tận dụng sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược trong phát triển CN như Hàn Quốc, Nhật Bản… để phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Đây là một hướng đi cần được thực hiện một cách bài bản và chặt chẽ. Mặt khác, Việt Nam cần tận dụng chủ trương xây dựng nền tảng CN châu Á của Nhật Bản để nâng cao năng lực công nghệ của mình. Có thể cần tranh thủ tận dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là các kỹ sư ở độ tuổi về hưu của Nhật Bản. 

CNH a

 Chế tạo dầm

Hai là cần tôn trọng sự hiện diện của các tập đoàn tư nhân, tạo điều kiện môi trường vĩ mô thuận lợi để các tập đoàn này phát triển CN. Bởi lâu nay, Việt Nam cho DNNN làm chủ đạo, nhưng những DN này không định hướng vào CN, nên công nghệ rất ít, chủ yếu tập trung vào ngành khai thác tài nguyên. Nhiều DNNN đưa công nghệ yếu kém về, không giúp được cho CN phát triển mà còn phá nát nền kinh tế, kéo theo sự yếu kém của toàn ngành, kìm hãm, cản trở thực hiện chiến lược CN quốc gia.

CNH e

 Sản xuất, lắp ráp nhà tiền chế tại công ty Đại Dũng, TP HCM

Ba là, để phát triển được CN, Việt Nam không nên chọn hết tất cả các ngành, mà phải liên kết với nước ngoài, phải chọn đúng chuỗi mà Việt Nam có lợi thế. Đặc biệt là làm sao để nhà đầu tư chọn mình, để các tập đoàn lớn đa quốc gia hấp dẫn với triển vọng phát triển của Việt Nam mà chọn. Theo đó, cần quan tâm đến Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho đối tượng DN khởi sự thuộc nền kinh tế tư nhân, nhằm tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia của DN để cạnh tranh.

Tuy vậy, nhưng nhìn vào hiện trạng, thì nhiều năm qua, ngành CNHT của Việt Nam phát triển còn rất chậm. Cụ thể là lĩnh vực cơ khí có nhiều tiềm năng là thế, nhưng chủ yếu CNHT đều do các DN FDI đảm trách, phần lớn là nhập khẩu. Vì sao? Điều dễ nhận nhận thấy là các DN cơ khí đa phần thiếu một chiến lược kinh doanh bài bản và lâu dài, chủ yếu chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt, cạnh tranh với nhau bằng giá chứ chưa phải bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, không có sản phẩm chủ lực. Tính hợp tác - liên kết giữa các DN còn kém. Rất ít DN tạo dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược với đối tác, bạn hàng. Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Thiết bị phần lớn là vạn năng, qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu chú ý bảo dưỡng định kỳ, thiếu vốn để đầu tư thay thế, đổi mới, nâng cấp. Việc kết hợp trong công tác nội địa hóa còn thiếu sự liên kết giữa các DN cơ khí trong nước, dẫn đến sự thiếu thông tin kịp thời và cụ thể cho việc cung cấp các sản phẩm. Các sản phẩm hiện có của các DN trong nước hầu như chưa phù hợp với môi trường biển, dầu khí (những nơi đang có nhu cầu sử dụng CN chế tạo rất lớn) dễ cháy nổ, đòi hỏi độ tin cậy cao và nghiêm ngặt về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các yêu cầu của cơ quan kiểm định, đăng kiểm quốc tế.

Hiện nay, ngành sản xuất lắp ráp điện tử tin học đang đạt đến độ tích lũy cao khi thu hút được một lượng lớn các nhà sản xuất lắp ráp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Có thể khẳng định, đây là một cơ hội lớn để Việt Nam có thể tiếp nhận được sự lan tỏa từ các DN FDI trong lĩnh vực này. Vấn đề còn lại là Chính phủ  cần tạo ra môi trường thuận lợi, nhằm khuyến khích các DN này tiếp tục đầu tư chiều sâu, thực hiện nhiều hơn các công đoạn trong chuỗi giá trị của sản phẩm trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời, hỗ trợ các DN Việt Nam nâng cao năng lực để có thể học hỏi và trở thành đối tác, nhà cung cấp của các DN FDI.

TS Nguyễn Văn Khanh

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, trong năm 2023, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được xếp hạng thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã chính thức khởi động chương trình hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện. Theo đó, từ ngày 19/4, học sinh có thể theo dõi các chương trình ôn tập trực tuyến trên kênh H2 của Đài PT-TH Hà Nội và ứng dụng HANOI ON.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Nhằm đảm bảo trật tự kinh doanh, góp phần bình ổn thị trường, nâng cao chất lượng công tác tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2024, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - “Tuổi trẻ sáng tạo” là một trong những phong trào truyền thống của đoàn thanh niên các cấp trên địa bàn Quảng Ninh. Phong trào này đi sâu, đi sát vào những nhiệm vụ mà tỉnh và các địa phương đang triển khai.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa có Thư kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.