SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Circle K: Tràn lan hàng nhập khẩu được bày bán không tem nhãn phụ

14:00, 19/05/2017
Là chuỗi cửa hàng kinh doanh về dịch vụ ăn uống nhưng những thông tin cần thiết bằng tiếng Việt (tem nhãn phụ) về sản phẩm bị Circle K “bỏ quên” khiến người tiêu dùng nghi ngờ, lo lắng.

Vừa qua, tòa soạn Phapluatnet  nhận được ý kiến của bạn đọc H.V.H (Ba Đình, Hà Nội) phản ánh: “Ngày 16/5 vì đang đói nên tôi đã mua một số đồ ăn tại của hàng Circle K 16 phố Hàng Than. Tuy nhiên, khi về đến nhà mở gói đồ ăn ra tôi thật sự bối rối và bất ngờ vì gói sản phẩm toàn chữ nước ngoài không hề có tem phụ hay bất kỳ thông tin bằng tiếng Việt về nguồn gốc, xuất xứ, nhà nhập khẩu… mặc dù mất tiền mua nhưng tôi không dám ăn vì chẳng có gì đảm bảo đây là đồ ăn đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhiều khi tiền mất tật mang”.

Để làm rõ thông tin bạn đọc, PV Phapluatnet đã khảo sát tại các điểm kinh doanh thuộc chuỗi của hàng tiện ích Circle K tại Hà Nội để tìm hiểu thông tin. Hiện tại, các mặt hàng được bày bán tại hệ thống rất phong phú và đa dạng bao gồm: đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống… Tuy nhiên, điều đáng nói là trên bao bì rất nhiều hàng hóa trong số này không hề được dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán và lưu hành trên thị trường thông qua nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, hàng hóa không có nhãn phụ thì người tiêu dùng khác nào mò kim đáy biển trong bối cảnh thị trường hàng hóa đã và đang bị trà trộn nhiều hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng như hiện nay.

KKK

 Hàng hóa nhập khẩu không có tem nhãn phụ bày bán tại Circle K. Ảnh: Phapluatnet.

Theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định: "Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Việc không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt đối với một số ản phẩm của Circle K rõ ràng đã vi phạm Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi tem nhãn đối với sản phẩm hàng hóa đã được cụ thể hóa trong các quy đinh của pháp luật. Hơn thế nữa, các sản phẩm không có tem nhãn phụ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cách sử dụng và bảo quản, nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng chính hãng, hàng nhập lậu…, đồng thời gây khó khăn trong công tác quản lý thị trường cho cơ quan chức năng.

Sau phản ánh về tình trạng hàng hoá không tem nhãn phụ đang được bày bán tại hệ thống Circle K có dấu hiệu 'mập mờ' về nguồn gốc, chất lượng, không thể hiện đầy đủ các thông tin trên nhãn mác sản phẩm. Tòa soạn Phapluatnet đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để kiểm tra những sai phạm về tem nhãn cũng như hàng hoá được bán ra tại Circle K có đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hợp quy cho người dùng hay không.

Theo Phapluatnet

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.