SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Chuyên gia quốc tế: Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn trên thế giới

07:21, 12/10/2021
(SHTT) - Dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn là một trung tâm thu hút đầu tư quan trọng ở Đông Nam Á, có thể trở thành cường quốc xuất khẩu trong khu vực.

 Theo đánh giá của 2 nhà kinh tế Aidan Yao và Shirley Shen của công ty quản lý tài sản AXA Investment Managers Asia (có trụ sở ở Singapore), Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á (không tính Trung Quốc), hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu nhiều thập kỷ gần đây. Nhóm chuyên gia kinh tế của AXA Investment Managers Asia khẳng định: “Việt Nam ngày càng tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn trên thế giới”.

Trong khu vực, Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế, được thúc đẩy nhờ lợi nhuận mạnh mẽ của phát triển sản xuất và tiềm năng xuất khẩu. Theo đánh giá của AXA Investment Managers Asia, việc Việt Nam hội nhập thành công trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là "chìa khóa" để hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ.

viet nam

 

Trên thực tế, các biện pháp nới lỏng giãn cách được áp dụng, các doanh nghiệp FDI đã khởi động các dây chuyền sản xuất, thậm chí mở rộng đầu tư. Điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất đó là môi trường ổn định.

Nhiều địa phương có nguồn vốn đầu tư FDI cao đang nỗ lực đồng hành với các doanh nghiệp bằng các chính sách hỗ trợ từ sản xuất, duy trì nguồn lao động, cũng như hạn chế thấp nhất đứt gãy chuỗi cung cầu vật tư, nguyên liệu hàng hóa.

Các nghiên cứu trước của AXA Investment Managers Asia đều có chung nhận định rằng, Việt Nam triển vọng trở thành ‘công xưởng thế giới thứ hai’ sau Trung Quốc của nền kinh tế Đông Nam Á. Việt Nam là bên chiến thắng nổi bật về thị phần xuất khẩu toàn cầu trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Trung Quốc vươn lên thành công khẳng định giá trị trong chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, bỏ qua những khoảng trống tăng trưởng giá trị thấp hơn, thâm dụng lao động giá rẻ, khiến Đại lục mất đi khả năng cạnh tranh so với quốc gia láng giềng đang bứt phá mạnh mẽ như Việt Nam.

Xuất khẩu của Châu Á, với tư cách một phần trong tổng thể của nền kinh tế thế giới, đã tăng lên gần như 20% ở mức cao nhất vào giữa những năm 1990. Đồng thời, phần lớn phản ánh quá trình tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển trong khu vực - đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.

Sau thập niên 90, thị phần hầu như đã ổn định, mặc dù có sự khác biệt trong xuất khẩu, hiệu suất giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi cũng xuất hiện.

Điều này, theo các nhà nghiên cứu là quá trình toàn cầu hóa ngày càng tăng của tiến trình dịch chuyển sản xuất, dẫn đến thay đổi tỷ trọng tăng giá trị phân khúc lắp ráp với làn sóng chuyển dịch sang các nền kinh tế đang phát triển.

Ở chiều ngược lại các nền kinh tế đã phát triển chỉ tập trung vào việc chuyên môn hóa các lĩnh vực sản phẩm và linh kiện có giá trị gia tăng cao.

Theo đánh giá của AXA Investment Managers Asia, việc Việt Nam hội nhập thành công vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chìa khóa để hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ.

Số liệu cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 29% trong năm 2019. Cùng với đó, Việt Nam đặc biệt thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ suốt thời gian qua.

Đến năm 2020, Việt Nam có 369 khu công nghiệp, tăng 180% so với năm 2005. Việt Nam cũng đã thăng hạng trong xếp hạng chỉ số “thuận lợi kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 23 bậc, lên hạng 70 so với 10 năm trước. Đặc biệt, dòng vốn FDI của Việt Nam cũng tăng nhanh nhất trong khu vực.

Minh Vân

Tin khác

Kinh tế 12 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 12 giờ trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...