SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Chuyển đổi số: Xu hướng tất yếu để phát triển du lịch hậu Covid-19

14:34, 17/11/2022
(SHTT) - Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi số. Bởi cuộc cạnh tranh trong nền kinh tế xanh và đặc biệt với các doanh nghiệp du lịch đã không còn chỉ về giá, chất lượng dịch vụ, mà chính là tiện ích công nghệ, thanh toán online…

Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Khi đại dịch bùng phát, ngành du lịch gần như bị "đóng băng" hoàn toàn, còn khi bước vào giai đoạn bình thường mới thì rất nhiều thói quen, hành vi của du khách trên toàn cầu đã thay đổi. Khách hàng e dè với những tiếp xúc trực tiếp và ưu tiên tìm hiểu, đặt mua tour qua các kênh điện tử. Đó là lý do nhiều cơ sở lưu trú, khách sạn, resort đã nỗ lực chuyển đổi số, đầu tư ứng dụng Internet kết nối vạn vật (IoT) trong quản lý và phục vụ khách. Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cũng tăng cường đầu tư công nghệ để quảng bá tour, tiếp cận khách trên các nền tảng số.

Mới đây, ngày 16/11/2022, Traveloka, nền tảng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á đã tổ chức phiên Tọa đàm “Chuyển đổi số trong ngành du lịch nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách”.  

Tại tọa đàm, TS. Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, chia sẻ: "Mối quan hệ hợp tác với các nền tảng công nghệ và doanh nghiệp du lịch, lữ hành sẽ là bàn đạp đẩy nhanh tiến trình thích nghi và ứng dụng hiệu quả việc chuyển đổi số. Những “hiến kế” trong Tọa đàm hôm nay sẽ là tiền đề cho các bên liên quan tiếp tục nỗ lực đóng góp giải pháp phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam". 

du lich chuyen doi so

 

Bà Huỳnh Thị Mai Thy, Giám đốc Traveloka Việt Nam cũng cho rằng, với dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Việt trong những tháng gần đây, chuyển đổi số là bước tiến tất yếu của du lịch nước nhà, cụ thể là thông qua hình thức du lịch không chạm và du lịch thông minh.

Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để phát triển du lịch thông minh sẽ giúp thay đổi hình ảnh, nâng tầm thương hiệu và tăng tính cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Chia sẻ thực tế câu chuyện chuyển đổi số trong ngành du lịch tại thành phố hoa phượng đỏ, ông Vũ Huy Thưởng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng cho biết, để thực hiện chuyển đổi số ngành du lịch, Sở Du lịch Hải Phòng đã tập trung triển khai xây dựng kết nối hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

“Sở Du lịch Hải Phòng đã thực hiện số hóa 100% các văn bản chỉ đạo điều hành, 100% văn bản ban hành được ký số, tổ chức số hóa 100% các hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh từ khi thành lập Sở đến nay đảm bảo việc tra cứu thông tin thuận tiện… Tỷ lệ người dân thanh toán phí và lệ phí qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt 80%”, ông Vũ Huy Thưởng nói.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hải Phòng ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh. 

Hiện Hải Phòng có khoảng 579 cơ sở lưu trú du lịch, với 15.560 phòng, trong đó có hơn 20 khách sạn hạng 4 - 5 sao và tương đương; gần 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Nhiều doanh nghiệp đã có hành động quyết liệt, nỗ lực chuyển đổi số, xây dựng website, mạng xã hội, liên kết với các kênh đại lý du lịch trực tuyến lớn để bán sản phẩm và tăng khả năng tiếp cận tới khách hàng. 

Chia sẻ về chủ đề hợp tác trong chuyển đổi số, thu hút và nâng cao trải nghiệm của khách du lịch, ông Hoàng Quốc Hòa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin du lịch Tổng cục Du lịch chia sẻ 4 giải pháp chuyển đổi số gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh số hóa các điểm đến du lịch. Tổng cục Du lịch đã hình thành hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành du lịch Việt Nam tại địa chỉ http://csdl.vietnamtourism.gov.vn, trong đó có dữ liệu về các khu, điểm du lịch...

Thứ hai, triển khai áp dụng hệ thống vé điện tử tại các điểm tham quan bằng cách loại bỏ vé giấy truyền thống và thay thế bằng việc sử dụng vé điện tử quét mã QR vào cổng.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, 3D, 360 độ... có tính ứng dụng rất cao trong vận hành các lĩnh vực dịch vụ lưu trú du lịch, cung cấp thông tin cho du khách, nâng cao trải nghiệm cho du khách ở điểm đến...

Thứ tư, tăng cường hoạt động giao dịch, thương mại điện tử trong du lịch. Tổng cục Du lịch đã phát triển “Thẻ Việt - Thẻ du lịch thông minh”, đây là sản phẩm trong chương trình Thẻ Việt - Một thẻ quốc gia do Bộ Công Thương chủ trì.  

Vân Trang

Tin khác

Giải trí 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Khu du lịch Thiên Cầm, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề: Hà Tĩnh - thanh âm ngày nắng mới. Chương trình với nhiều tiết mục văn hóa văn nghệ đặc sắc đã thu hút đông đảo người dân và du khách trên địa bàn cả nước tham gia.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Có thể nói, Carnaval Hạ Long là một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc nhất, lễ hội đường phố ấn tượng nhất mỗi dịp hè về đã được Quảng Ninh duy trì, phát triển suốt nhiều năm qua, để lại những dấu ấn, kỷ niệm sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi được hoà mình vào không khí lễ hội.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 21/4, Hooked Entertainment tổ chức buổi họp báo ra mắt thông báo chính thức trở lại thị trường âm nhạc điện tử Việt Nam và mong muốn đưa dòng nhạc EDM này trở lại thời kì “hoàng kim”.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Hi_King Lake, khu resort đẳng cấp, một danh xưng mang dấu ấn đặc biệt của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, gắn liền với nhiều điển tích lịch sử từ thời vua Lê, mang vẻ đẹp hài hòa của thiên và nhân tạo đem đến cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng sang trọng độc đáo mà hiếm nơi nào có được.
Liên kết hữu ích