SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 15/06/2025
  • Click để copy

Chuyển đổi số Quốc gia: Phải chia sẻ và kết nối để vượt qua thách thức

16:25, 15/12/2020
(SHTT) - Lễ khai mạc Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin và truyền thông - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 (DX Day 2020) với chủ đề “Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối” đã thu hút hơn 700 đại biểu tham dự trực tiếp và khoảng 10.000 người tham gia trực tuyến.

Ngày hội Chuyển đổi số Việt Nam - VietNam DX Day 2020 là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) chủ trì. Sự kiện là nơi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ phương thức, kinh nghiệm, đồng thời giới thiệu các giải pháp, kết nối cung cầu chuyển đổi số hiệu quả, nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, và toàn nền kinh tế Việt Nam.

Đây là sự kiện chuyển đối số lớn nhất trong năm với sự góp mặt của 2.500 lãnh đạo chính phủ, bộ, ngành, cơ quan, các hiệp hội trong 06 ngành, lĩnh vực liên quan, và các doanh nghiệp, chuyên gia CNTT đang cung cấp các dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số.

Những năm qua, ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, là phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu từ ngành công nghệ thông tin năm 2019 đạt khoảng 100 tỷ USD, tương đương 1/3 GDP Việt Nam. Trong đó, ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin có khoảng 12.000 doanh nghiệp đạt doanh thu 11 tỷ USD. Khoảng 1 triệu lao động với khoảng 250.000 lập trình viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số. Do đó, các doanh nghiệp cần cung cấp các ứng dụng, sản phẩm, dịch vụ, đồng thời làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó không chỉ phát triển tại Việt Nam mà các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam (sản xuất tại Việt Nam) sẽ vươn ra thị trường toàn cầu.

Năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Theo thống kê, tháng 3/2020, trên không gian mạng có khoảng 3.000 lượt đề cập chứa từ khóa “chuyển đổi số”. Đến tháng 11/2020, có khoảng 30.000 lượt đề cập (tăng 10 lần) trên không gian mạng có từ khóa “chuyển đổi số”. Như vậy có thể thấy chuyển đổi số đã và đang len lỏi vào cuộc sống cả chúng ta.

chuyen doi so

 Chuyển đổi số Quốc gia: Phải chia sẻ và kết nối để vượt qua thách thức

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết: Chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Nghĩa là công nghệ số, dịch vụ số phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng phổ cập, nghĩa là giá thành rẻ, dễ sử dụng, tiện ích cho mọi người. 

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ TT&TT kêu gọi mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hãy nhanh chóng hoạch định cho mình một bản chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; cần đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu...

“Doanh nghiệp công nghệ lớn hãy tập trung phát triển hạ tầng và các nền tảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, kết nối kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Có như vậy, mới tạo ra hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ đa dạng, bền vững với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau”, Thứ trưởng gợi ý.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA), nhận định, chuyển đổi số đã trở thành chủ đề nóng nhất trong chương trình hành động của tất cả mọi người. Có thể nói, chuyển đổi số là hy vọng để đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tiến vào danh sách các quốc gia tiên tiến trên thế giới, để chúng ta có cuộc sống tốt hơn với công việc hiệu quả hơn, giao tiếp thuận lợi hơn.

Hiện nay, các mô hình kinh doanh mới, các dịch vụ mới đang được sản sinh ngày càng nhiều trên các nền tảng công nghệ và giúp các doanh nghiệp tạo ra những bước nhảy vọt về kinh tế. Trong cuộc đua chuyển đổi số, các doanh nghiệp của Việt Nam cần kết nối cùng nhau, chia sẻ cùng nhau để khai thác tối đa sức mạnh của những tiến bộ công nghệ để tạo gia những giá trị mới cho xã hội, cho đất nước.

Hải Vân

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đầu tiên trong hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), mang tên EchoLeak.
Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây giai đoạn 2025 - 2030 (Chương trình).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Sam Altman hé lộ mức tiêu thụ điện của ChatGPT không cần lo ngại về mức độ ngốn điện của AI, vì mỗi lệnh ChatGPT chỉ tương đương một giây sử dụng lò nướng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt sản xuất hàng loạt thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 - đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành hàng không dân dụng tự chủ, đủ sức cạnh tranh toàn cầu.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược có 11 nhóm công nghệ chiến lược với 32 nhóm sản phẩm công nghệ chiến lược theo Quyết định của Thủ tướng. Lần đầu tiên, tài sản số, tiền số, tiền mã hóa được đưa vào danh mục công nghệ chiến lược.
. ..