SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Chuyển đổi số là tương lai của doanh nghiệp

07:30, 04/12/2021
(SHTT) - Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp các doanh nghiệp từ sống sót đến bứt phá cũng như thêm cơ hội bước ra khỏi khủng hoảng và “cứng cáp” hơn sau hậu đại dịch Covid-19.

Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ (SMEs) chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp tới 45% GDP. Doanh nghiệp này đang sử dụng tới 70% lực lượng lao động.

Từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch Covid-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp SME. Đây là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Trong bối cảnh giãn cách, làm việc từ xa, tại nhà, khiến cho hoạt động của những doanh nghiệp SMEs chưa chuyển đổi số hầu như bị tê liệt hoặc kém hiệu quả.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh đó, chuyển đổi số được xem là lối thoát, một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ tồn tại trong đại dịch và bứt phá.

chuyen doi so

 Chuyển đổi số là tương lai của doanh nghiệp

Tại Việt Nam, Chính phủ đã và đang rất nỗ lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, thông qua xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phê duyệt chiến lược và lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025 và tầm nhìn 2030. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại quốc gia đang dần từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Tuy nhiên, theo khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong khi 75% các DN đã nhận thức được việc chuyển đối số là cần thiết và phải làm, thì đa số DN vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn, rào cản trong chuyển đổi số do chưa nhận thức đúng vai trò và chưa có đủ nguồn lực để chuyển đổi số; chỉ có 6,6% DN cho biết có đủ nguồn lực để thay đổi hoàn toàn sang hệ thống công nghệ mới, 34,6% cho biết sẽ thay đổi từng bước do không đủ nguồn lực, 27,5% cho biết đang trong quá trình chuẩn bị vốn và nguồn lực để chuyển đổi số, có tới 31,1% vẫn chưa làm gì để theo kịp xu hướng của cuộc cách mạng 4.0.

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị Mai Hoài - Viện Tài chính bền vững SFI - UEH, chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa DN nhằm tạo ra những cơ hội mới và giá trị mới.

Quá trình chuyển đổi số DN có thể thực hiện qua 3 giai đoạn, thứ nhất là chuyển dữ liệu ở dạng giấy truyền thống thành những dữ liệu lưu trữ trên phần mềm máy tính; thứ hai ứng dụng các phần mềm để tối ưu hóa dữ liệu, loại bỏ các công việc thủ công như ghi chép, thống kê, tìm kiếm thông tin…; thứ ba là chuyển đổi số toàn diện thành DN số, thay đổi toàn bộ cách thức vận hành, làm việc, khai thác dữ liệu dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn.

Thực tiễn chuyển đổi số thành công của các DN trên thế giới cho thấy, có 3 vấn đề các DN Việt Nam rất đáng tham khảo, đó là: Phải hướng đến tạo ra nhiều dữ liệu cần thiết và hữu ích không chỉ cho DN mà còn cho cả khách hàng; cần có chiến lược và lộ trình chuyển đổi số gắn với đặc thù của DN mình thay vì chạy theo phong trào; xác định mục tiêu chuyển đổi số theo lộ trình cụ thể, thực hiện từng bước để thấy được hiệu quả, từ đó củng cố niềm tin và động lực để chuyển đổi số mạnh mẽ hơn; tiếp cận sự hỗ trợ từ chính phủ thông qua quá trình chuyển đổi số ở khu vực công tạo ra những tiện ích và tiết kiệm chi phí cho DN hoạt động.

Hạ Vi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
Đồng hồ thông minh đã dần trở thành phụ kiện trang sức không thể thiếu đối với nhiều người dùng. Mới đây, Xiaomi Watch 2 đã chính thức ra mắt tại Trung Quốc với rất nhiều điểm đáng chú ý. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng mẫu đồng hồ đeo tay còn là một sản phẩm đáng mong chờ hơn cả phiên bản Pro.
Đời sống sáng tạo 9 giờ trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) mới đây đã công bố về việc thành công loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - iPhone 16 Pro được nâng cao hiệu suất với việc trang bị chip xử lý A18 Pro. Chip này không chỉ đem lại hiệu suất mạnh mẽ hơn mà còn hỗ trợ hệ thống tản nhiệt tiên tiến.