SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Chuyển đổi số báo chí là xu hướng tất yếu

12:50, 24/12/2022
Tại "Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023", ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - nhận định chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu, nhu cầu tự thân của báo chí.

Sáng 24/12, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức "Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023". 

Tham dự hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Hiếu.

Đạt được nhiều kết quả quan trọng

Tại hội nghị, ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - đánh giá công tác báo chí đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật trong năm 2022. 

Cụ thể, thông tin trên báo chí thể hiện rõ nét hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước góp phần tạo sự đồng thuận xã hội. 

Bên cạnh đó, báo chí đã thông tin, tuyên truyền đậm nét, có chiều sâu những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật; của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại đưa thông tin lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận cho người dân, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số báo chí.

z3984276369420_ae6ea78df27e8d69e76dc9c5ea341bd5

Toàn cảnh hội nghị báo chí toàn quốc. 

Các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan hội tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành và chủ động ban hành các văn bản nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động, phát triển, đồng thời có những quy định về xử lý nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động báo chí. 

Công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động báo chí tiếp tục được tiến hành một cách bài bản, quyết liệt, giữ kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động báo chí. 

Năm 2022 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 32 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt hơn 1,87 tỷ đồng; tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 3 tháng đối với 2 cơ quan báo chí, thu hồi thẻ nhà báo đối với 1 tổng biên tập báo.

Cần cân đối thông tin tích cực và mặt trái trên báo chí

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trần Thanh Lâm cũng cho rằng công tác báo chí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn thực hiện kéo dài, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội.

Một số sở thông tin và truyền thông chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm, e dè, né tránh trong xử lý vi phạm hoạt động báo chí trên địa bàn. Vai trò, trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí còn hạn chế, mờ nhạt, đặc biệt đối với cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Theo ông Lâm, một số cơ quan báo chí tỷ lệ giữa thông tin tích cực và thông tin về mặt trái chưa cân đối; tính định hướng, tính dẫn dắt của báo chí trong một số vụ việc, trường hợp cụ thể còn chậm, thiếu nhạy bén.

Tình trạng báo "hóa" tạp chí, các biểu hiệu "tư nhân hóa" báo chí vẫn chưa được khắc phục triệt để. Một số lãnh đạo cơ quan báo chí không thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của mình; việc quản lý, điều hành, kiểm soát nội dung liên kết còn lỏng lẻo, dễ dẫn đến sai sót; vẫn còn thông tin giật gân, câu khách, không bảo đảm tính chính trị, tính định hướng, tính nhân văn. 

Việc quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, vượt quá chức năng, nhiệm vụ được giao, gây phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp, chính quyền tại địa phương; có trường hợp vi phạm luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp.

Lý giải nguyên do trên, ông Lâm cho rằng kinh tế báo chí ngày càng khó khăn do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19, xung đột vũ trang ở nước ngoài và cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới. Hơn nữa, một số lãnh đạo cơ quan báo chí buông lỏng, phân cấp phân quyền duyệt tin, bài lên mạng internet cho cấp dưới một cách rộng rãi, coi nhẹ việc quản lý các chuyên trang, nhất là thông tin giải trí, khai thác tin thế giới thiếu chọn lọc,… dẫn đến nội dung đôi khi thiếu định hướng, phản cảm, không chính xác.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp của một bộ phận người làm báo vẫn còn hạn chế, chưa theo kịp ứng dụng công nghệ vào quá trình tác nghiệp gắn với chuyển đổi số.

Ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - cho rằng chuyển đổi số báo chí là một xu hướng tất yếu, nhu cầu tự thân, không thể đảo ngược. Chúng ta sẽ bị tụt hậu, đào thải nếu không có những quyết tâm thay đổi mạnh mẽ về phương thức làm báo hiện đại. 

"Làm thế nào để chuyển đổi số báo chí thành công không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, từ nhận thức đến hành động thực tiễn là cả một quá trình đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, dám làm, dám chịu trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí", ông Trần Thanh Lâm nhấn mạnh. 

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 13 phút trước
(SHTT) - Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, thời điểm ASEAN bước sang thập kỷ thứ sáu tồn tại và phát triển cũng là lúc chúng ta đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới sau khi hoàn thành việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Tin tức 43 phút trước
(SHTT) - Hiện nay, người dân Hà Nội và Thừa Thiên Huế có thể đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp ngay trên ứng dụng VNeID bằng cách thực hiện theo 7 bước dưới đây.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF 2024) với Chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Đó là ý kiến được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặc biệt nhấn mạnh trong buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" diễn ra hôm 22/4 vừa qua.