SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Chương trình máy tính có được bảo hộ là sáng chế không?

14:00, 07/10/2017
Câu hỏi: Bạn tôi đã nghiên cứu thành công một chương trình máy tính. Đây là kết quả của cả quá trình sáng tạo, đầu tư công sức của bạn tôi và nó có khả năng áp dụng công nghiệp. Vậy chương trình máy tính mà bạn tôi sáng tạo ra có được bảo hộ là sáng chế theo pháp luật Việt Nam không?

Trả lời:

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”. Đồng thời khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế như sau:

chuong trinh may tinh co duoc bao ho la sang che khong

 Chương trình máy tính có được bảo hộ là sáng chế không?

“Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3. Cách thức thể hiện thông tin;

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

5. Giống thực vật, giống động vật;

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”

Theo đó, chương trình máy tính không được bảo hộ là sáng chế mà chỉ có thể được bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chương trình máy tính dù có khả năng áp dụng công nghiệp nhưng cũng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế mà chỉ có thể được bảo hộ quyền tác giả.

Căn cứ pháp lý:

Điều 22, Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Theo netlaw

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.