SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với thực hiện xây dựng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

09:02, 22/04/2023
(SHTT) - Theo báo cáo số 819/BC-UBND huyện Chương Mỹ cho biết: Toàn huyện có 35 làng nghề/16 xã được UBND TP Hà Nội công nhận.

Trong đó nhóm nghề về mây tre xuất khẩu chiếm tới 27 làng nghề của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để Chương Mỹ phát triển nghề mây tre giang đan gắn với thực hiện xây dựng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Hết năm 2022, Toàn huyện Chương Mỹ có 35 làng nghề/16 xã được UBND TP Hà Nội công nhận gồm 27 làng nghề sản xuất hàng mây tre xuất khẩu, 4 làng nghề sản xuất hàng mộc; 1 làng nghề sản xuất nón lá; 1 làng nghề điêu khắc đá; 1 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm và 1 làng nghề thêu.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản ước thực hiện là 17.490 tỷ đồng, đạt 100,4% so với kế hoạch năm và tăng 12% so với cùng kỳ (năm 2021 đạt 15.620 tỷ đồng, tăng 7,1%); trong đó: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 11.420 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ; xây dựng cơ bản ước thực hiện 6.070 tỷ đồng, tăng 13,5% so cùng kỳ.

UBND huyện đã triển khai và thực hiện đồng bộ các chính sách của Nhà nước, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, lao động, xây dựng thị trường, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch khuyến công, Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn năm 2022; duy trì hoạt động các lăng nghề" trên địa bàn huyện.

Nghề mây tre giang đan phát triển ở Chương Mỹ phải kể đến xã Phú Nghĩa, nơi đây được biết đến với nhiều cơ sở sản xuất, công ty chuyên xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, thôn Phú Vinh xã Phú Nghĩa chia sẻ: Với tiềm năng, thế mạnh phát triển làng nghề từ lâu đời, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến nay trên địa bàn đã có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao, 4 sao và trong năm 2023 chúng tôi đang làm hồ sơ đề xuất sản phẩm OCOP 5 sao. Những năm gần đây, các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề đã không ngừng sáng tạo mẫu mã sản phẩm OCOP để tạo ra các sản phẩm thủ công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật.

Cũng theo Nghệ nhân Trung, hiện tại, sản phẩm OCOP mây tre đan Phú Vinh đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó được các du khách đến từ Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha đến tận làng để đặt hàng.

Niềm vui của ông Trung còn thể hiện ở việc: mỗi năm Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh do ông làm Giám đốc đã đào tạo từ 400 đến 500 học viên. Sau này, có nhiều người thành đạt, làm giàu từ nghề mây tre đan. Từ niềm đam mê, giữ nghề và tấm lòng nhân hậu với những mảnh đời kém may mắn, ông Nguyễn Văn Trung đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, cũng như giấy chứng nhận nghệ nhân tiêu biểu. “Sự động viên, khen thưởng của các cấp, ngành chính là động lực lớn lao giúp tôi gắn bó với nghề và phát triển hơn nữa nghề mây tre đan truyền thống”, ông Trung chia sẻ

Có thể nhận thấy, Chương trình OCOP đã thu hút sự tham gia của đông đảo thợ giỏi, nghệ nhân mây tre giang đan có tay nghề cao ở huyện Chương Mỹ, không chỉ góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống mà còn đem đến sự mới lạ, độc đáo cho từng sản phẩm.

z4253125899979_7188237ae4afdaf3950d5f74ffde17e8

 

Chương trình OCOP đã tạo động lực cho các làng nghề mây tre giang đan từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là với làng nghề Phú Vinh, nơi sản xuất các sản phẩm OCOP có những nét đặc trưng riêng về xiên mây, đan tết các loại hoa văn đặc sắc mà ở các làng nghề khác không có.

Thông qua, Chương trình OCOP đã góp phần hỗ trợ các làng nghề của huyện Chương Mỹ tạo thêm được nhiều chỗ làm việc mới, tạo điều kiện cho lao động nông thôn tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống.  Điều đó thể hiện ở việc huyện Chương Mỹ là một trong những địa phương có số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cao nhất của thành phố Hà Nội. Với thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp như: Gạo hữu cơ Đồng Phú, Bưởi Chương Mỹ, rau an toàn Chúc Sơn, trứng gà Tiên Viên... đã tạo điều kiện thuận lợi để Chương Mỹ thực hiện Chương trình OCOP. Để phát huy thế mạnh địa phương, Chương Mỹ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP. Hằng năm, huyện tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm nêu bật vai trò của Chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá Chương trình OCOP để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Bùi Huyền

Tin khác

Tin tức 13 giờ trước
Tầm nhìn đến năm 2045, Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ trở thành một tiểu khu đô thị khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Cùng với việc công bố Đề án tuyển sinh năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Học viện) đã công bố chính sách học bổng đặc biệt dành cho các thí sinh trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay (17/04), tại Cung triển lãm Kiến trúc quy hoạch xây dựng quốc gia (Hà Nội), đã khai mạc Triển lãm quốc tế về xây dựng, công nghiệp mỏ và giao thông - Máy móc, thiết bị, công nghệ, phương tiện và vật liệu (Contech Vietnam 2024).
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Là một trong những ngành nghề đặc thù, hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh than luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, do đó, lực lượng Công an đã đồng hành cùng ngành Than trong kiểm soát thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC&CNCH, đảm bảo an toàn lao động.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 17/4/2024, Tọa đàm “Bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số” đã diễn ra tại Khách sạn La Thành, Hà Nội, do Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số tổ chức.