SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 09/12/2024
  • Click để copy

Chuẩn hóa truy xuất nguồn gốc: Người tiêu dùng được lợi

15:20, 16/06/2021
(SHTT) - Trước những vấn nạn hàng giả, hàng nhái, truy xuất nguồn gốc trở thành vấn đề quan tâm chung của toàn cầu. Đặc biệt, đối với sản phẩm nông sản, truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, giúp nâng cao giá trị nông sản...

Thời gian qua, tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) hàng hóa chưa được đơn vị có chức năng chuẩn hóa về nội dung và hình thức, dẫn tới mỗi đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất làm mỗi kiểu, thông tin truy xuất chưa đầy đủ, gây hoài nghi cho người tiêu dùng về hiệu quả của các hệ thống truy xuất nguồn gốc trên thị trường. Từ thực tế đó, đòi hỏi sớm có quy định chuẩn hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc hàng hóa, cũng như các giải pháp công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn về truy xuất hàng hóa.

Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) cho biết, hiện nay, nhiều người dân không hiểu phải truy xuất nguồn gốc như thế nào là đúng, mà chỉ hiểu mơ hồ rằng truy xuất nguồn gốc là một sản phẩm có mã QR. Có khoảng 95% số sản phẩm đang được bày bán ở các siêu thị cũng như các cửa hàng được gắn mã QR và được quảng bá đó là truy xuất nguồn gốc. Nhưng thực tế như vậy mới chỉ là truy xuất thông tin, không phải là truy xuất nguồn gốc, vì thông tin đơn giản, ít ỏi, chỉ có nơi sản xuất, công dụng của sản phẩm, người tiêu dùng sẽ không phân biệt được sản phẩm đó là thật hay giả. Thậm chí, có những sản phẩm có dán tem truy xuất, nhưng khi truy xuất thì không có thông tin gì hiện lên.

truy xuat nguon goc

 Chuẩn hóa truy xuất nguồn gốc: Người tiêu dùng được lợi

Trao đổi với báo chí, TS Trần Nguyên Các - chuyên gia xây dựng Cổng TXNG sản phẩm, hàng hóa quốc gia cho biết, nguyên nhân chính là bởi các thông tin chứa trong mã vạch hoặc mã QR đều do doanh nghiệp tự kê khai. Thêm nữa, thông tin chủ yếu vẫn là về khâu nuôi trồng, sản xuất, trong khi các thông tin quan trọng khác của cả chuỗi cung ứng lại không có hoặc chưa đầy đủ. Chẳng hạn, thông tin về sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật gì, hóa chất nào? mua ở đâu? Mặc dù là đây là những thông tin quan trọng cơ bản nhưng một số mã QR khi quét không có thông tin công bố, thậm chí là thông tin sai lệch.

Điều đáng nói nữa là việc các giải pháp công nghệ về TXNG hiện tại cũng không có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau, không có sự giám sát của cơ quan quản lý. Do đó, dù nhiều doanh nghiệp đã có hệ thống TXNG nội bộ, nhưng lại độc lập với hệ thống TXNG của doanh nghiệp khác, không thể khai thác để sử dụng chung cho cả chuỗi cung ứng sản phẩm.

Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, trên bao nhãn sản phẩm hiện nay có rất nhiều loại tem và dấu hiệu như: tem chống giả, mã vạch phục vụ bán lẻ, mã vạch QR của nội bộ đơn vị, nhãn chỉ dẫn địa lý, mã vạch nội bộ của siêu thị…

“Vì tem truy xuất nguồn gốc chưa được chuẩn hóa về hình thức và cách thức nhận diện nên dễ làm cho người tiêu dùng bối rối và nhầm lẫn với các loại tem, dấu hiệu khác từ đó cho rằng “loạn tem””, ông Phú nói.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng ngoài các sản phẩm có gắn tem trong các chương trình, trên thị trường còn có các sản phẩm do các doanh nghiệp không tham gia chương trình đã tự dán tem truy xuất. Những thông tin truy xuất từ con tem của các sản phẩm mày không thống nhất với thông tin truy xuất của tem sản phẩm thuộc chương trình, từ đó làm cho người tiêu dùng nghi ngại về tính thống nhất quản lý tem, cũng như mức độ trung thực của thông tin truy xuất, chuyên gia này cho biết thêm.

Vì vây Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 86/2012/NĐ-CP và biện pháp thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là cần thiết, nhằm triển khai thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1258/QĐ-TTg và giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thời gian vừa qua về sử dụng mã nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu; truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và phân công trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các Bộ, ngành.

Thái Anh

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 3 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 3 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 3 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 3 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 3 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.
. ..