SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Chuẩn hóa Thông tư quy định dán nhãn “Made in Vietnam”: Loại bỏ hàng lậu “đội lốt” hàng Việt?

07:32, 16/08/2019
(SHTT) - Trường hợp hàng nhập khẩu lại gắn sẵn nhãn mác thể hiện đó là "hàng Việt Nam" thì thông tư này sẽ được áp dụng. Cơ quan chức năng sẽ có quyền yêu cầu người nhập khẩu chứng minh đó là hàng Việt Nam trước khi cho phép hàng hóa được thông quan.

Báo Tuổi trẻ đưa tin, chiều 14/8, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã có buổi trao đổi, cung cấp thông tin với báo chí về các nội dung liên quan đến dự thảo thông tư. Tài liệu hỏi đáp được các tác giả Trần Quốc Khánh, Phan Văn Chinh, Trịnh Thu Hiền soạn thảo cũng được đưa ra tại buổi trao đổi thông tin này.

Theo tài liệu này, thông tư áp dụng cho hàng lưu thông trên thị trường Việt Nam, bao gồm cả hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn mác thể hiện xuất xứ không phải xuất xứ Việt Nam thì khi lưu thông trên thị trường, việc ghi nước xuất xứ sẽ được thực hiện theo nghị định 43/2017 về ghi nhãn hàng hóa và không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư.

Trường hợp hàng nhập khẩu lại gắn sẵn nhãn mác thể hiện đó là "hàng Việt Nam" thì thông tư này sẽ được áp dụng. Cơ quan chức năng sẽ có quyền yêu cầu người nhập khẩu chứng minh đó là hàng Việt Nam trước khi cho phép hàng hóa được thông quan.

a5_14_8_anh_khaisilk_nzqe (1)

Cửa hàng kinh doanh Khaisilk nhập lụa Trung Quốc về dán nhãn hàng Việt Nam. Ảnh minh họa 

Theo đó, hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trong 2 trường hợp: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam; hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa.

Các doanh nghiệp không được thể hiện các nội dung "lắp ráp tại Việt Nam", "gia công tại Việt Nam" hay "thiết kế bởi Việt Nam", mà chỉ được phép lựa chọn một trong các cách quy định như: sản phẩm của Việt Nam hoặc sản phẩm Việt Nam; hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng hóa Việt Nam hoặc hàng Việt Nam; sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất; chế tạo tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tạo; chế tác tại Việt Nam hoặc Việt Nam chế tác…

 Theo dự thảo, hàng hóa không được ghi nhãn bằng tiếng nước ngoài, ví dụ "made in Vietnam" hay "product of Vietnam". Thông tư này áp dụng cho hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam nên ngôn ngữ thể hiện bắt buộc phải là tiếng Việt.

"Chúng ta là người Việt và không có nhu cầu sử dụng tiếng nước ngoài để giao tiếp với nhau" - bản giải đáp nêu.

Trong khi đó, Tiền Phong đưa tin, Theo ông Trần Quốc Khánh (thành viên ban soạn thảo), ngoài ghi nhãn hàng hoá, doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm trên thị trường Việt Nam sử dụng mọi tài liệu, vật phẩm chứa đựng thông tin liên quan hàng hoá như tờ rơi, tài liệu hướng dẫn sử dụng, clip quảng cáo…đều phải tuân thủ quy định, ghi rõ bằng tiếng Việt. “Với thông tư này, doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện nguy cơ cáo buộc gian lận xuất xứ, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng.

Ngoài ra, thông tư cũng giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm “đội lốt” hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua”, ông Khánh cho biết như vậy trong tài liệu cung cấp cho báo chí. Ông Khánh khẳng định, thông tư không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.Thông tư chỉ giúp tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định 43 và loại bỏ trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về nước xuất xứ. Nhà nước sử dụng thông tư để phân xử đúng - sai khi xuất hiện tình huống đòi hỏi có sự phân xử như vụ Khaisilk trước đây.

Hoài Anh

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 10 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).