SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 thứ 2 của Việt Nam

08:34, 02/01/2021
(SHTT) - Sau Nanocovax của Công ty Nanogen được đưa vào thử nghiệm lâm sàng, sắp tới vaccine do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) nghiên cứu và phát triển cũng sẽ được tiêm thử trên người vào tháng 1/2021. Như vậy, tiến trình thử nghiệm của chủng vaccine này đã được đẩy nhanh 2 tháng so với dự kiến ban đầu.

Theo đó, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế, đóng tại tỉnh Khánh Hòa, mới đây đã tuyên bố hoàn thành các đánh giá thử nghiệm an toàn của vaccine covid-19 COVIVAC trên động vật và dự kiến sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên người từ tháng 1/2021.

Trước đó, vaccine COVIVAC của IVAC đã được thử nghiệm trên nhiều loài động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ... và cho kết quả an toàn, tạo khả năng miễn dịch cao trên động vật, do đó, Viện Vaccine và Sinh phẩm đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm trên người vào tháng 1/2021, nhanh hơn kế hoạch ban đầu 2 tháng.

Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế cho biết, Viện bắt đầu thực hiện nghiên cứu vaccine Covid-19 từ tháng 5/2020 với mục tiêu là sản xuất được vaccine và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng 3 giai đoạn trong 18 tháng. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu sản xuất các loại vaccine cúm, Viện thiết lập quy trình bào chế vaccine này tương tự, sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi.

Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có. Việc thử nghiệm giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào tháng 4/2021.

vaccine covid-19 IVAC Viet Nam

Vaccine Covid-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) nghiên cứu đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm trên động vật và cho kết quả vô cùng khả quan.

Dự kiến, IVAC sẽ phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Đại học Y Hà Nội để thử nghiệm lâm sàng trên 125 người tình nguyện, thuộc nhiều đối tượng. Các tình nguyên viên giai đoạn 1, từ 18 đến 59 tuổi, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền, cùng nhiều tiêu chí đặc thù khác.

Vaccine sẽ được chia ra nhiều hàm lượng, liều khác nhau ứng với liều tiêm khác nhau. Quá trình thử nghiệm, các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi tình hình của tình nguyện viên, nếu diễn ra thuận lợi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

"Giai đoạn 1 kéo dài khoảng 2 tháng, phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm trên người. Nếu kết quả của 3 giai đoạn đều tốt, sớm nhất cũng phải là cuối năm nay mới có vaccine. Thuận lợi của IVAC là mình có sẵn cơ sở hạ tầng và công nghệ, mình có kinh nghiệm hàng chục năm đối với vaccine cúm đại dịch rồi, trên nền tảng về công nghệ được Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức Quốc tế hỗ trợ", Tiến sĩ Dương Hữu Thái cho biết.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.