SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Chủ tịch VIPA Phạm Nghiêm Xuân Bắc: Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong môi trường số là ưu tiên hàng đầu

10:19, 17/06/2022
(SHTT) - Mới đây, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong môi trường số”, mang lại nhiều thông tin hữu ích liên quan đến việc thực thi quyền SHTT.

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam VIPA , ông Peter Willimott, Cán bộ phụ trách, Văn phòng WIPO Singapore, Đại diện Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA), ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (EDF), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng nhiều diễn giả, chuyên gia khác.

Hội thảo tập trung vào những nội dung chính là: Trình bày về trường hợp thực tế về thực thi quyền SHTT trong môi trường số; Nhận diện các loại hình xâm phạm và các chủ thể xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử; Vai trò của Nhà cung cấp dịch vụ internet trong các vụ việc xâm phạm quyền SHTT; Cách xử lý khi có tranh chấp tên miền; Giới thiệu các giải pháp thay thế để giải quyết tranh chấp quyền SHTT.

hoi nghi so huu tri tue12

 Hội thảo trực tuyến “Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong môi trường số”

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc chia sẻ: Giữa bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình theo lộ trình chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, vấn đề ưu tiên hàng đầu, góp phần tạo nền móng vững chắc cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia chính là bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số.

Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nước ta và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP, … tạo nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cả trong môi trường thực và môi trường số.

Đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, năm 2020, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử bán lẻ ổn định ở mức 18%, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng 2 con số.Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Hiện tại, quy mô thương mại điện tử Việt Nam đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường TMĐT đứng thứ 3 khu vực ASEAN.

pham nghiem xuan bac

 Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam VIPA 

Nhiều doanh nghiệp đã và đang nắm bắt cơ hội này để bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đã trở thành một phương án hữu hiệu cho các DN Việt Nam vượt qua khó khăn, phát triển ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới. Một trong những hoạt động quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển thị trường quốc tế, đó là bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ của mình trong môi trường số nhằm giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh thương mại điện tử trực tuyến hiệu quả.

Đứng trước bối cảnh trên, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo trực tuyến về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong môi trường số.

Hội thảo mang lại cho các đại biểu tham dự hiểu biết các quy định pháp luật và thực tiễn quốc tế về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình và tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, đặc biệt là trong môi trường số.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.