SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2022 và những câu chuyện truyền cảm hứng

07:17, 22/12/2022
(SHTT) - Sáng 21/12, các chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2022 đã có buổi giao lưu với khán giả và chia sẻ những câu chuyện đằng sau từng công trình được giải tại Trường Đại học VinUni (Hà Nội).

Buổi giao lưu mang tên Chào tương lai được tổ chức với hàng trăm khán giả là các nhà khoa học, sinh viên. Tại đây, các chủ nhân giải thưởng chia sẻ hành trình dài giúp họ đến với thành công. Để làm nên những công trình vĩ đại giúp thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, không chỉ có sự cống hiến, hi sinh thầm lặng, mà còn là "những cái bắt tay" tiếp nối nền móng được xây dựng từ rất nhiều năm trước. Được tổ chức ngay sau đêm công bố giải thưởng, buổi giao lưu có ý nghĩa truyền cảm hứng đặc biệt tới công chúng.

Mở màn chương trình là phần diễn thuyết của GS Thalappil Pradeep, người giành giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, trị giá 500.000 USD với công trình công nghệ chi phí thấp để loại bỏ Asen khỏi nước ngầm. Pradeep tìm ra các vật liệu phù hợp và tiên tiến nhất để loại bỏ các chất gây ô nhiễm cụ thể trong nước theo cách tiết kiệm chi phí nhất và bền vững.

giao luu1

 GS Thalappil Pradeep, người giành giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển

Nhà khoa học đã chia sẻ tình yêu với môn Hóa học. Sinh trưởng ở một làng quê nghèo, yêu thích văn thơ nhưng ông lại theo đuổi môn Hóa học vì “nó mang lại bánh mì mà cũng khá gần với thơ. Cũng là màu sắc mùi vị, và cũng lãng mạn như thơ ca”.

Những năm 2000, khi trở thành giảng viên đại học, ông bắt đầu suy nghĩ: Hóa học giúp gì cho người dân Ấn Độ?". Từ những suy nghĩ đó dẫn đến đam mê. Việc nghiên cứu thành công hệ thống lọc nước nhiễm asen và kim loại nặng chi phí thấp, góp phần mang lại nguồn nước sạch cho hàng trăm triệu người sinh sống tại các khu vực có nguồn nước ô nhiễm trên thế giới đã mang lại vinh quang cho Giáo sư Thalappil Pradeep. 

GS Pamela C. Ronald (61 tuổi), người Mỹ, được trao giải cho nhà khoa học nữ với nghiên cơ bản của bà về các giống lúa có khả năng chịu ngập và tạo ra các giống lúa mới năng suất cao cũng đã chia sẻ câu chuyện của riêng mình. Bà cho biết: “Cha tôi là dân tị nạn. Ông là người không có quốc tịch trong 12 năm. Trong Thế chiến thứ 2, ông phải chạy trốn nhiều nơi và tới Mỹ. Chúng tôi có cuộc sống khiêm nhường thôi nhưng cha tôi luôn nhắc là chúng tôi phải quan tâm, giúp đỡ mọi người. Đó là cảm hứng giúp tôi tìm thấy tình yêu với khoa học cây cỏ, thiên nhiên. Tôi đã kết hợp các đam mê với nhau và cùng nhiều các nhà khoa học khác nghiên cứu để tạo ra giống lúa mang lại lợi ích cho người dân”.

giao luu

 

Trong khi đó, ba trong số 5 chủ nhân Giải chính VinFuture Grand Prize trị giá lớn nhất (3 triệu USD), công trình giúp biến Internet và mạng lưới toàn cầu thành hiện thực, tin điều quan trọng nhất giúp người làm nghiên cứu thành công là trí tò mò.

"Hãy quan tâm tới cả những thứ không thuộc chuyên ngành của mình, điều ấy giúp suy nghĩ rộng hơn và để trí não phát hiện ra vấn để liên quan đến nghiên cứu", TS Emmanuel Desurvire (67 tuổi, Pháp) cho hay.

Desurvire được biết đến với nghiên cứu tiên phong về vật lý của bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium (EDFA) và hoạt động đa kênh. Công trình cho phép tăng cường tín hiệu nội tuyến ánh sáng đa màu sắc trong mạng cáp nội bộ, cáp xuyên lục địa, và cáp ngầm dưới biển, rất cần cho cơ sở hạ tầng cáp quang để tạo nền tảng cho mạng World Wide Web và Internet.

Nhưng ông cho hay, phát minh là hoàn toàn tình cờ, gọi đó là một phần của may mắn. Ban đầu, TS Desurvire nghiên cứu về máy tính quang học. Người cố vấn nói tại sao ông không nghiên cứu về hiệu ứng sợi quang. Khi đưa điện vào, ánh sáng không thể phát tán đúng, bị khuếch tán khắp nơi. Thủy tinh làm ảnh hưởng quá trình truyền tín hiệu, tức là vật liệu ảnh hưởng việc truyền tải sóng ánh sáng.

Do đó nếu dùng bộ khuếch đại Erbium, thay vì khuếch tán thì nén lại và đi đường thẳng với hiệu suất cao và có thể đi qua biển. Theo nhà khoa học Pháp, mỗi người nghiên cứu có thể đưa ra giả thuyết khi nghiên cứu. Trong vật lý một lý thuyết hiệu quả có thể áp dụng ở các lĩnh vực khác, như khoa học máy tính.

Trước câu hỏi: “Một trong phẩm chất quan trọng nhất của người nghiên cứu là trí tò mò. Làm sao để phát triển trí tò mò và giữ ngọn lửa đam mê?”, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire cho rằng, hãy quan tâm tới những điều không thuộc cả chuyên ngành của mình, để trí tưởng tượng tự do, từ đó soi chiếu lại, hỗ trợ chính chuyên ngành của mình. Tò mò và ước mơ nhưng không xa rời thực tế. Còn theo kinh nghiệm của Giáo sư Sir. David Neil Payne, bản chất của tuổi trẻ là tò mò và hiếu học rồi. Nhiệm vụ của “người lớn” là khuyến khích thay vì dập tắt.

Hà Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.