SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Chủ nhân của giải Nobel Hòa bình 2018 là ai?

15:02, 06/10/2018
(SHTT) - Chiều ngày 5/10/2018, hai chủ nhân của một trong những giải Nobel thu hút sự chú ý nhất hàng năm đã được công bố.

Ngày 5/10, Ủy ban Nobel Na Uy đã chính thức công bố chủ nhân của giải Nobel Hòa bình 2018 thuộc về bác sĩ Denis Mukwege người Congo và cô Nadia Murad, nạn nhân của IS, "vì những nỗ lực trong việc chấm dứt sử dụng bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh và xung đột vũ trang”.

835BBC8A-C0BE-4258-9A4C-0F02F2A40CBA_w650_r1_s

 

Theo Ủy ban trao giải, cả hai người chiến thắng đã “giúp cho thấy sự rõ ràng hơn về bạo lực tình dục thời chiến”.

Denis Mukwege sinh ngày 1.3.1955 tại Bukavu, tỉnh Nam Kivu, là thầy thuốc phụ khoa và là nhà hoạt động nhân đạo người Cộng hòa Dân chủ Congo. Ông đã và đang tham gia điều trị cho hàng nghìn nạn nhân bị hãm hiếp trong chiến tranh. Trong suốt những năm qua, cái tên Denis Mukwege của vị bác sĩ tận tâm này luôn là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình.

8960_Denis-Mukwege-628x418

 

Mukwege là con thứ 3 trong số 9 người con của một mục sư Tin Lành thuộc Phong trào Ngũ Tuần. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học ngành bách khoa 2 năm ở Đại học Kinshasa, sau đó chuyển sang học Y học ở Burundi từ năm 1976. Ông đậu bằng bác sĩ y khoa năm 1983, và vào làm việc ở bệnh viện Lemera, một bệnh viện vùng nông thôn phía nam Bukavu. Năm 1984, ông được nhận một học bổng sang Pháp học ngành Phụ khoa ở Đại học Angers.

Tuy có một việc làm được trả lương cao ở Pháp, nhưng năm 1989 ông trở về quê hương đảm nhận chức giám đốc bệnh viện Lemera. Mặc dù tiền lương ít ỏi, nhưng ông rất vui vì đã giúp hàng nghìn phụ nữ vô sinh được làm mẹ (có nhiều bà mẹ đã đặt tên họ Denis của ông cho con mình).

Năm 1996, xảy ra cuộc Chiến tranh Congo thứ nhất (tháng 11/1996 tới tháng 5/1997), bệnh viện Lemera đã bị hoàn toàn phá hủy. Nhiều bệnh nhân và y tá đã bị giết chết một cách tàn bạo. Denis Mukwege đã may mắn thoát hiểm một cách kỳ lạ và sang tỵ nạn ở Nairobi. Sau đó, thay vì sống ở nước ngoài, ông đã chọn trở về quê hương.

Được sự giúp đỡ của tổ chức "PingstMissionens Utvecklingssamarbete", (viết tắt là PMU = Tổ chức Hợp tác Phát triển của Phái bộ truyền giáo Phong trào Ngũ Tuần Thụy Điển), ông lập ra Bệnh viện Panzi ở Bukavu. Tại đây, ông chuyên chữa trị những phụ nữ bị hiếp dâm tập thể bởi những dân quân Rwanda.

Mukwege đã được coi là chuyên gia hàng đầu trên thế giới về cách chữa lành chấn thương nội tạng gây ra bởi việc hiếp dâm tập thể.[1] Ông đã chữa trị nhiều nghìn phụ nữ, một số người phải chữa trị nhiều hơn một lần; có lúc ông phải làm tới 10 cuộc giải phẫu trong một ngày làm việc 18 giờ của ông. Ông đã mô tả việc các bệnh nhân đôi khi tới bệnh viện trong tình trạng trần truồng như thế nào, thường bị chảy máu và rò rỉ nước tiểu cùng phân từ những âm đạo bị rách.

Ủy ban trao giải Nobel Na Uy đã vinh danh bác sĩ Denis Mukwege là “biểu tượng tiên phong, thống nhất của cả trong nước và quốc tế trong cuộc đấu tranh để chấm dứt bạo lực tình dục trong chiến tranh và xung đột vũ trang”.

nadia-murad-the-yazidi

 

Cô Nadia Murad - thành viên của nhóm thiểu số Yazidi ở Iraq. Tháng 8.2014, cô cùng với nhiều người phụ nữ khác ở làng Kocho ở Sinjar, bắc Iraq bị IS bắt cóc và liên tục bị hãm hiếp, ngược đãi.

Nadia Murad bị bắt cùng với các chị em gái của mình. Ngoài ra, 6 anh em trai của cô và mẹ cũng bị IS sát hại. Những phần tử khủng bố đã sát hại tất cả nam giới trong làng Kocho và bất cứ người phụ nữ nào bị xem là quá già để có thể hãm hiếp.

Ở tuổi 25, Nadia Murad là người trẻ tuổi thứ hai từng nhận giải Nobel Hòa bình. Trước đó, Malala Yousafzai - nhận giải Nobel Hòa bình năm 2014 khi 17 tuổi.  Ủy ban trao giải Nobel cho biết, Nadia Murad đã thể hiện sự “can đảm hiếm thấy trong việc kể lại nỗi đau chính mình từng trải qua”. Không chỉ là nhân chứng dũng cảm kể lại những hành vi lạm dụng bản thân đã phải hứng chịu, chủ nhân của một nửa giải Nobel Hòa bình 2018 cũng đã lên tiếng thay cho các nạn nhân khác và được vinh danh ở nhiều giải thưởng quốc tế.

Bình An (t/h)

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Đó là thông điệp được Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra tại buổi thăm và làm việc tại Liên hiệp các Hội khoa học và ký thuật Việt Nam (VUSTA) vào chiều ngày 23/4 vừa qua.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 vào sáng 23/4 tại TP Sầm Sơn.