SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Chủ cơ sở sản xuất bỉm Booby giả bị xử lý thế nào?

16:00, 26/04/2018
(SHTT) - Vụ việc một cơ sở sản xuất, buôn bán bỉm trẻ em nhãn hiệu “Bobby” giả tại huyện Gia Lâm, Hà Nội đang nhận được sự quan tâm lớn. Và điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay đó là chủ cơ sở sản xuất này sẽ bị xử lý như thế nào?

Như đã đưa tin trước đó, Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về buôn lậu phối hợp cục Cảnh sát kinh tế và Công an TP Hà Nội bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất bỉm trẻ em tại thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, do Đặng Thành Lâm (SN 1977), làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng bắt quả tang một số đối tượng tại cơ sở sản xuất bỉm trẻ em này đang có hành vi đóng gói một lượng lớn bỉm trẻ em giả.

bim gia

 Cơ sở sản xuất bỉm giả

Toàn bộ số tang vật gồm một máy nén, đẩy sản phẩm do Trung Quốc sản xuất; 1.740 bịch tã quần nhãn hiệu “Bobby” đã thành phẩm; 122.000 miếng tã quần chưa đóng gói; 4 kg tem sản phẩm; 360 kg túi nilon trắng và 105 kg bao bì sản phẩm nhãn “Bobby”. Số tang vật này xếp đầy gần 10 xe tải loại 1,25 tấn.

Theo TTXVN, cơ quan chức năng bước đầu xác định, Đặng Thành Lâm không có giấy đăng ký kinh doanh sản xuất hàng hóa, cũng không thành lập công ty hay sở hữu pháp nhân nào.

Tại cơ quan công an, Đặng Thành Lâm khai nhận, do đối tượng đang có khoản nợ lớn nên sản xuất bỉm Bobby giả để trả nợ. Đối tượng mua bỉm trẻ em trôi nổi cùng các phụ kiện tại Trung Quốc về đóng gói, giả nhãn hiệu Bobby để bán kiếm lời. Mỗi túi bỉm Trung Quốc trôi nổi được mua với giá 51.000 đồng/túi, loại 20 chiếc, sau đó vận chuyển về cơ sở, thuê người bóc bỏ vỏ ngoài, cho bỉm Trung Quốc vào các bọc túi bỉm giả nhãn hiệu Bobby; trên túi bỉm in giá bán 215.000 đồng.

bim gia 1

 Bỉm giả bị phát hiện tại cơ sở của Đặng Thành Lâm. Ảnh: anninhthudo.vn

Sự việc trên khiến người tiêu dùng hoang mang bởi không biết liệu có bao nhiêu số lượng tã bỉm trẻ em bị tuồn ra thị trường, và liệu mình có mua phải hàng giả hay không? Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng đặt câu hỏi: “Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán bỉm giả sẽ bị xử lý ra sao”?

Như thông tin được đăng tải trên báo An Ninh Thủ Đô, về chế tài xử lý hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, theo Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội, Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo về quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ, đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1 triệu đồng; Phạt tiền từ 500.000-2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1-3 triệu đồng; Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5-dưới 10 triệu đồng…

Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3 triệu đồng; Phạt tiền từ 5-8 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3-dưới 5 triệu đồng… Phạt tiền từ 35-45 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra cá nhân vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu tang vật vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề…) và phải có các biện pháp khắc phục hậu quả.

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân, đơn vị thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 BLHS 2015 sửa đổi.  Theo đó, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp: Hàng giả trị giá từ 20-dưới 100 triệu đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30-dưới 150 triệu đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; Hàng giả trị giá dưới 20 triệu đồng nhưng gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60%...hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100-dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 triệu- 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 1-5 năm.

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Thu lợi bất chính từ 100-dưới 500 triệu đồng; Làm chết người…thì bị phạt tù từ 5-10 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên…thì bị phạt tù từ 7-15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền 1-9 tỷ đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Thảo Ly (t/h)

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Ủy ban Châu Âu cho biết, cuộc điều tra đối với Alphabet được mở ra do tập đoàn này không tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) khi đưa ra những chỉ đạo trong Google Play và tự ưu tiên hiển thị trên Google Tìm kiếm. Ngoài ra, EU cũng tiến hành điều tra tương tự với Meta và Apple.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Cục An toàn Thông tin (Bộ TT-TT) cho biết bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam, gần đây đã đã xuất hiện chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...