SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Cho con đi biển, các mẹ cần lưu ý những điều này

00:00, 30/11/-0001
(SHTT) - Mùa hè là lúc các gia đình cùng nhau lên kế hoạch đi biển. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, khâu chuẩn bị đi biển càng cần được lưu ý bởi trẻ có thể gặp phải rất nhiều nguy hiểm khi tiếp xúc với môi trường biển.

1. Chuẩn bị áo phao cho trẻ

Dù là cho trẻ đi bơi ở bể bơi hay ngoài biển, bạn đều cần phải trang bị áo phao cho con. Tác động của nước rất dễ khiến con mất thăng bằng và bị ngã, nếu không có áo phao, con sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đuối nước rất cao. Hơn thế nữa, biển là nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Chính vì vậy, khi đưa trẻ đi biển, cha mẹ tuyệt đối đừng quên mang theo áo phao cho con.

Đừng quên trang bị áo phao cho trẻ khi ra biển hình ảnh

Đừng quên trang bị áo phao cho trẻ khi ra biển. Ảnh: Internet.

2. Hướng dẫn trẻ quay mặt ra biển

Sóng biển thường có mức độ mạnh yếu khác nhau. Nếu là làn sóng nhỏ, trẻ có thể cảm thấy rất thích thú. Tuy nhiên, sóng biển thường quá lớn so với trẻ, khiến con sợ hãi khi đột nhiên bị sóng xô. Do đó, khi ở biển, hãy tập cho con cách đứng quay lưng vào bờ cát, mặt hướng ra biển để có thể đón nhận các con sóng xô vào mà không bị bất ngờ.

Dạy con quay mặt hướng ra biển để không bị bất ngờ khi sóng đánh vào hình ảnh

Dạy con quay mặt hướng ra biển để không bị bất ngờ khi sóng đánh vào. Ảnh: Internet.

3. Không để trẻ chôn chân quá chặt trong cát

Vùi chân vào cát mát lạnh mang lại một cảm giác vô cùng thích thú. Tuy nhiên, khi vùi chân vào cát, trẻ rất có thể sẽ bị mắc kẹt chân trong đó do cát quá nặng mà chân bé thì quá nhỏ và yếu ớt. Việc mắc kẹt này có thể dẫn đến bong gân, sai chân trẻ khiến trẻ đau đớn. Nguy hiểm hơn, trường hợp trẻ bị mắc kẹt chân trong cát khi sóng xô vào bờ sẽ hạ gục trẻ nhanh chóng, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Thực tế cho thấy, những trẻ dưới 16 tuổi là đối tượng thường dễ bị tổn thương do vấn đề mắc kẹt dưới cát nhất. Với độ sâu chỉ khoảng 15cm thôi, là trẻ cũng có khả năng phải đối mặt với những nguy hiểm rất cao rồi. Khi chân trẻ mắc kẹt dưới cát, sóng xô vào khiến con không thể đứng vững được nữa, điều này sẽ khiến con bị ngã và bị thương ngay cả khi sóng đánh vào rất thấp và nhỏ.

Chính vì vậy, khi đưa trẻ ra biển, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý để mắt đến con, tránh mang lại những hậu quả đáng tiếc.

Chôn chân quá chặt trong cát có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm hình ảnh

Chôn chân quá chặt trong cát có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm. Ảnh: Internet.

4. Phòng ngừa sứa chích

Bãi biển là nơi tập trung rất nhiều loại sứa khác nhau. Những loài sứa này có thể chích và gây hại đến sức khỏe cho mọi người khi đi biển, kể cả trẻ em. Do đó, khi ra biển tắm, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần hết sức để ý đến những lá cờ màu tím bởi đây chính là cảnh báo của việc xuất hiện sứa tại khu vực đó.

Trường hợp không may bị sứa cắn, bạn cần tìm sự trợ giúp của bộ phận y tế ngay lập tức để được sơ cứu và điều trị kịp thời.

Sứa biển là mối đe dọa rất lớn đối với người đi biển hình ảnh

Sứa biển là mối đe dọa rất lớn đối với người đi biển. Ảnh: Internet.

5. Chú ý đến dòng chảy của nước

Dòng chảy của nước biển thường thay đổi thất thường. Có những dòng nước biển còn chảy với tốc độ vô cùng xiết và mạnh, có khả năng cuốn trôi mọi thứ khi nó gặp phải. Chính vì vậy, cha mẹ cần luôn để mắt đến con, nên cho con chơi gần mình, đồng thời gần các đội cứu hộ để kịp thời xử lý khi có tai nạn xảy ra. Trong trường hợp bạn mới đến một vùng biển và chưa biết về địa hình nơi đây, tốt hơn hết là hãy hỏi cứu hộ để quyết định xem có nên để con xuống bơi hay không.

Dòng chảy của nước biển thường thay đổi thất thường hình ảnh

Dòng chảy của nước biển thường thay đổi thất thường. Ảnh: Internet.

6. Chống nắng cho con

Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím có khả năng gây hại cho da, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, da của trẻ còn thuộc loại khá mỏng, dễ bị bắt nắng và gây hại bởi ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, bạn nên theo dõi dự báo thời tiết, mức độ nắng nóng trước khi đưa con ra biển. Thời điểm lý tưởng nhất để cho con ra biển là vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi ánh nắng mặt trời bớt chói chang và gay gắt.

Đừng quên chống nắng cho con khi đi biển hình ảnh

Đừng quên chống nắng cho con khi đi biển. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, đừng quên thoa kem chống nắng cho con trước khi ra biển khoảng 15-30 phút để kem chống nắng thấm đều lên da. Lưu ý thường xuyên thoa lại cho trẻ, tốt nhất là sau 2 tiếng thoa lại một lần vì lúc này kem chống nắng đã gần hết tác dụng. Bên cạnh đó, việc trẻ chơi đùa dưới nước cũng có thể khiến kem chống nắng bị trôi đi nhanh hơn, mẹ cũng đừng quên thoa ngay cho con khi chúng vừa trở lại từ vùng nước biển nhé.

Ngọc Trần

Tin khác

Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.