SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 18/09/2024
  • Click để copy

Chỉ dẫn địa lý tăng số lượng nhưng nhận diện chưa tốt, vì đâu nên nỗi?

10:30, 11/03/2023
Những năm qua, số lượng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam không ngừng tăng. Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý còn bộc lộ nhiều khó khăn về chính sách và thực tiễn, trên thị trường việc nhận diện sản phẩm được bảo hộ vẫn còn hạn chế.

Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2023 toàn quốc tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế hé mở “bức tranh” toàn cảnh về thực trạng chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam bảo hộ 128 chỉ dẫn địa lý (bao gồm 115 chỉ dẫn địa lý trong nước và 13 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài… nhưng không phải sản phẩm nào được cấp bảo hộ cũng đang hoạt động khai thác hiệu quả, vì đâu?.

Nguồn lực mỏng, lúng túng trong quản lý và kiểm soát?

Các gian hàng sản phẩm chủ lực địa phương được trưng bày phong phú và hấp dẫn là tín hiệu vui trong ngày hội của những người làm về lĩnh vực sở hữu trí tuệ hội tụ về cố đô Huế tại Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2023.

2971a4f084f959a700e8

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương trao bằng khen tại Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2023. 

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển tài sản trí tuệ trở thành công cụ đắc lực và hữu hiệu giúp các địa phương, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hoá.

Bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương góp phần dịch chuyển từ mô hình sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập trung. Nhiều sản phẩm thay đổi từ sản xuất, phát triển sản phầm tự do sang sản xuất, kinh doanh sản phẩm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng.

Đặc biệt, thông qua sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ, vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang và thanh long Bình Thuận lần lượt được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản (năm 2021). Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến lớn thiết lập thành tựu mới trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chủ lực quốc gia.

Ông Mai Văn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn - Cục Sở hữu trí tuệ - cho hay: “Đây là minh chứng cho nông nghiệp việt Nam chuyển mình, khẳng định doanh nghiệp và người dân Việt Nam đủ năng lực sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của những quốc gia khó tính nhất thế giới".

Khi niềm tự hào nông sản Việt ra thế giới còn bổi hổi lại là lúc canh cánh với nhiều nỗi lo. Việc bảo hộ tài sản trí tuệ ra nước ngoài đối với chỉ dẫn địa lý vải thiểu Lục Ngạn tốn nhiều thời gian, thủ tục và chi phí. "Ví dụ như đàm phán để vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý kéo dài gần 3 năm, nhiều nội dung phải giải trình, chi phí phát sinh", ông Nguyễn Phúc Thương – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang - chia sẻ.

Những năm qua nhiều tỉnh trên cả nước, trong đó có các tỉnh miền Trung như: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… nhận thức được tầm quan trọng đã quan tâm chú trọng hoạt động phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm địa phương.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 2 chỉ dẫn địa lý, thời gian tới sẽ tiếp tục bảo hộ 2 chỉ dẫn địa lý mới. Trong đó, thương hiệu tinh dầu tràm Huế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý do Hội Sản xuất và Kinh doanh Tinh dầu tràm Huế là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

57f84afbc4f519ab40e4

Sản phẩm tinh dầu tràm Huế có danh tiếng từ lâu hơn 350 tuổi, khi chúa Nguyễn Hoàng khai khẩn phương Nam đã có nghề chưng cất dầu tràm dưới chân đèo Phước Tượng và trở thành nghề thương mại nổi tiếng.

Tuy nhiên cũng như nhiều sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước hiện nay, tinh dầu tràm Huế cũng đang gặp khó khi muốn vượt đèo Hải Vân, vươn tầm vào Nam hay ra thế giới. Sản phẩm này hiện chủ yếu vẫn chỉ đang được nhận diện trong tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ chưa đủ kiến thức để tiếp cận và khai thác tài sản trí tuệ hiệu quả. Ông Phan Trọng Trí - cơ sở Tinh dầu tràm Làng Hạ - cho biết: “Chúng tôi chưa tham gia đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý do chưa thấy được hiệu quả, chưa biết hiệu quả như thế nào”.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, tháng 11/2022 thực hiện khảo sát bằng công cụ phiếu điều tra đối với 108 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam. Kết quả, 94/108 phiếu điều tra khảo sát tại 45/51 tỉnh, thành phố cung cấp nhiều thông tin về tình hình quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

Đáng chú ý, 21/94 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý chưa ban hành quy định sử dụng. Việc thực hiện kiểm soát có 3 cấp độ tự kiểm soát, kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Trong đó, việc tự kiểm soát chiếm 63,8%, không thực hiện kiểm soát còn chiếm 36,2%. Có tới 42 chỉ dẫn địa lý không thực hiện kiểm soát nội bộ. Đặc biệt tỷ lệ và tần suất kiểm soát bên ngoài của các chỉ dẫn địa lý chỉ chiếm trên 30%.

Nhiều chính sách hỗ trợ lớn cho các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, song số đơn vị đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý vẫn còn hạn chế. Dù thực tế, trong số 70 chỉ dẫn địa lý có thực hiện thủ tục cấp quyền, chỉ có 3 chỉ dẫn địa lý có thu phí sử dụng, 67 chỉ dẫn địa lý không thực hiện thu phí sử dụng.

Theo Trung tâm Thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế Việt Nam, có 30 chỉ dẫn địa lý chưa có công cụ truy xuất nguồn gốc là các phần mềm, mã vạch, QR code...

Chưa thực sự hiệu quả trong sử dụng chỉ dẫn địa lý để thương mại

Qua báo cáo tình hình quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - đánh giá số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bảo hộ tăng nhanh.

Các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tập trung chủ yếu vào sản phẩm nông nghiệp. Ông Mai Văn Dũng tiếp tục nhấn mạnh, Việt Nam vẫn còn những thách thức trong công tác bảo hộ, quản lý chỉ dẫn địa lý.

"Trong khi xu hướng bảo hộ sản phẩm chế biến tăng gần đây thì tại Việt Nam hiện chưa có nhiều sản phẩm chế biến được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp với hoa quả và một phần thuỷ sản, dược liệu, cây công nghiệp, gạo. Quy mô sản xuất, kinh doanh của các sản phẩm được bảo hộ lại nhỏ chủ yếu cấp xã, huyện ", ông Mai Văn Dũng nói.

Ông Trần Lê Hồng dẫn chứng về loạt thách thức trong quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Số lượng chỉ dẫn đại lý được sử dụng để nhận diện trong quá trình thương mại sản phẩm cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu còn hạn chế.

2d8c2932803e5d60042f

 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ dùng thử sản phẩm tinh dầu tràm Huế.

Tính đến năm 2022, 78/94 chỉ dẫn địa lý được sử dụng trên bao bì sản phẩm, nhãn mác, phương tiện kinh doanh,… Trong quá trình thương mại tại thị trương trong nước, 16 chỉ dẫn địa lý không được sử dụng. Đặc biệt, chỉ có 39/78 chỉ dẫn địa lý tương đương 50% được thường xuyên sử dụng, 31 chỉ dẫn địa lý ít được sử dụng và 8 chỉ dẫn địa lý rất ít khi được sử dụng.

Chỉ mới có 40/94 sản phẩm chỉ dẫn địa lý xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như: Thị trường châu Âu (Bỉ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Bungary), Thị trường châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Philippines); Mỹ, Úc… Trong 40 chỉ dẫn địa lý có sản phẩm xuất khẩu chỉ có 26 chỉ dẫn địa lý được sử dụng trên bao bì, nhãn mác khi xuất khẩu, 14 chỉ dẫn địa lý không được sử dụng trên bao bì.

“Đa số không có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý vì đã có nhãn hiệu riêng hoặc hàng hoá được xuất khẩu qua công ty khác, được đóng gói lại và sử dụng nhãn hiệu khác”, ông Trần Lê Hồng nói.

Vấn đề quản lý và khai thác tài sản trí tuệ gắn với địa danh chưa hiệu quả cần nhắc tới sự liên kết theo chuỗi giá trị giữa các tác nhân còn lỏng lẻo. Người tiêu dùng ít có thông tin và chưa có hiểu biết đầy đủ về sản phẩm chỉ dẫn địa lý trong khi đó là đối tượng có vai trò quyết định đến phát triển thị trường tiêu thụ và thương hiệu phẩm.

Nhìn thẳng tình trạng, tìm giải pháp xây dựng, ban hành cơ chế chính sách phù hơp, chú trọng bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý, nâng cao nhận thức người tiêu dùng... tháo gỡ khó khăn cho các chỉ dẫn địa lý vươn ra thế giới. Từ đó có "bước chạy đà" vững vàng, cơ hội tạo ra của cải vật chất từ tài sản trí tuệ, trở thành nguồn tài nguyên nội lực quốc gia như Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ - Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2023.

Bảo Hoà

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
Ngày 18/9, Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) thông báo về tình trạng nhiều người dân bị lừa đảo qua các hình thức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện và cung cấp wifi miễn phí cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Đây là hoạt động thiện nguyện thường niên của đội QLTT đội số 11 trong suốt những năm vừa qua. Năm nay, với chủ đề ‘Trung thu yêu thương” Đẫ đến tặng quà các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Phú xuân huyện quan hoá.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Với tinh thần 'lá lành đùm lá rách', trước thềm Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường (2005 – 2025) của sinh viên khóa K26 – Trường Đại học Luật Hà Nội, cựu sinh viên Khóa K26HLU đã phát động chương trình gây quỹ hỗ trợ tái xây dựng nhà cho người dân bị ảnh hưởng sau bão Yagi.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Nhằm chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện số 97/CĐ-TTG ngày 17/9/2024 gửi tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có khả năng bị ảnh hưởng.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH tổ chức lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024. Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp