SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 12/06/2025
  • Click để copy

Chế tạo thành công lưỡi người nhân tạo bằng công nghệ in 3D

10:11, 02/11/2020
(SHTT) - Một nhóm các nhà khoa học đã dùng công nghệ in 3D tạo một bản sao hoàn hảo của lưỡi người với độ mềm và kết cấu y hệt giúp phát hiện độc chất có trong thực phẩm và đồ uống.

 Theo kênh truyền hình RT, các nhà khoa học hàng đầu tại Đại học Leeds và Đại học Edinburg (Anh) đã tái tạo một cách tỉ mỉ bề mặt lưỡi của con người - cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người nếm thức ăn, nói, nuốt và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Theo tác giả nghiên cứu - Tiến sĩ Efren Andablo-Reyes tại Đại học Leeds, trên bề mặt lưỡi có hàng trăm cấu trúc giống như chồi non nhú lên tạo cho lưỡi một kết cấu thô ráp đặc trưng. Sự thô ráp này khiến lưỡi của chúng ta có cảm giác như giấy nhám khi miệng khô, trái ngược hẳn với tính chất mềm mại của mô lưỡi.

Để tạo lưỡi 3D, nhóm nghiên cứu đã lấy khuôn silicone bề mặt lưỡi của 15 người trưởng thành. Sau khi dùng công nghệ quang học 3D quét qua bề mặt lưỡi mẫu, các nhà khoa học có thể lập bản đồ kích thước nhú, mật độ và độ thô trung bình của lưỡi từ các chỉ số. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô phỏng máy tính và mô hình toán học để tạo ra một bề mặt lưỡi nhân tạo.

luoi-in-3d

Bề mặt lưỡi người được tạo ra từ công nghệ in 3D. (Ảnh: Đại học Leeds). 

Các nhà khoa học khẳng định lưỡi nhân tạo 3D mô phỏng sinh học chính xác cấu trúc liên kết, độ đàn hồi và “khả năng thấm ướt” như lưỡi người.

"Bề mặt lưỡi mô phỏng sinh học này có thể đóng vai trò như một công cụ cơ học độc đáo giúp phát hiện hóa chất độc trong thực phẩm và đồ uống, đảm bảo an toàn thực phẩm", nhóm nghiên cứu kết luận.

Nguyễn Huế

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Ngày 11/6, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia–Việt Nam (AVSTC) đã chính thức khai trương. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Sự ra đời của các cảm biến sinh học thế hệ mới không chỉ nâng cao năng lực giám sát an toàn thực phẩm mà còn đặt ra những khả năng hoàn toàn mới cho việc phát hiện nhanh các tác nhân gây hại, giúp giảm mạnh nguy cơ ngộ độc, lừa đảo thương mại và vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Với khả năng phát hiện ô nhiễm ở cấp độ phân tử và chi phí triển khai ngày càng rẻ, cảm biến nano có thể trở thành công cụ thay đổi cách quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI R&D) lớn thứ 3 trên thế giới của Qualcomm vừa chính thức được công bố đặt tại Việt Nam. Trung tâm mới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các giải pháp AI tạo sinh và AI tác nhân ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công nghệ cao.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh xác định chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ (KHCN) là nền tảng cốt lõi để xây dựng hệ thống y tế thông minh toàn diện.
. ..