SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 14/10/2024
  • Click để copy

Chế phẩm sinh học biến đổi gen giúp giảm các vấn đề sức khỏe do rượu gây ra

14:24, 23/04/2023
(SHTT) - Uống rượu quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim, xơ gan và suy giảm miễn dịch. Để giảm thiểu những tác động của rượu đối với sức khỏe, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã giới thiệu một chế phẩm sinh học biến đổi gen để giảm thiểu các tác động của rượu.

Trong một bài báo mới đây trên Microbiology Spectrum, các nhà nghiên cứu đã mô tả các thí nghiệm trên chuột nhằm phát triển phương pháp làm giảm sự hấp thụ rượu, kéo dài khả năng dung nạp rượu và rút ngắn thời gian phục hồi của động vật sau khi tiếp xúc với rượu. Mặc dù nghiên cứu mang tên “Probiotic” chưa được thử nghiệm trên người, các tác giả dự đoán nó có thể là một cách mới để giảm các vấn đề sức khỏe do rượu gây ra và các vấn đề về gan nói chung.

dieu-kien-kinh-doanh-ruou

 

Cơ thể con người chủ yếu sử dụng các dạng enzyme gọi là alcohol dehydrogenase, hay ADH, để chuyển hóa rượu. Nhưng có một số biến thể hiệu quả hơn những biến thể thông thường khác.  Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một dạng biến thể có tên là ADH1B, được tìm thấy chủ yếu ở các quần thể Đông Á và Polynesia, hoạt động mạnh hơn 100 lần so với các biến thể được tìm thấy ở chủng người khác. Các nghiên cứu trước đây trên chuột cũng đã chỉ ra rằng các vectơ virus được biến đổi gen của ADH1B có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy rượu, nhưng phương pháp đó không được chứng minh là an toàn ở người.

Được thúc đẩy bởi những phát hiện trước đó, Dong và các đồng nghiệp của cô đã tìm kiếm một phương pháp phân phối an toàn hơn, tập trung vào lợi khuẩn Lactococcus lactis (một loại vi khuẩn thường được sử dụng trong quá trình lên men). Họ đã sử dụng phương pháp nhân bản phân tử để đưa gen quy định ADH1B của con người vào một plasmid của vi khuẩn, sau đó plasmid này được đưa vào một chủng L. lactis. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng chế phẩm sinh học đã tiết ra enzyme. Các nhà nghiên cứu đã đóng gói lợi khuẩn để đảm bảo nó sẽ tồn tại trước axit dạ dày, sau đó thử nghiệm nó trên 3 nhóm gồm 5 con chuột và mỗi nhóm tiếp xúc với các mức độ cồn khác nhau.

Những con chuột không được điều trị có dấu hiệu say rượu 20 phút sau khi tiếp xúc với rượu. Ví dụ, khi những con chuột được đặt nằm ngửa, chúng không thể đứng dậy được. Nhưng trong nhóm nhận được một loại men vi sinh biểu hiện ADH1B của con người, một nửa số chuột vẫn có thể trở mình hơn một giờ sau khi tiếp xúc với rượu. Một phần tư không mất khả năng lật lại mình.

Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy 2 giờ sau khi tiếp xúc với rượu, nồng độ cồn trong máu ở nhóm đối chứng tiếp tục tăng, trong khi nồng độ cồn ở những con chuột được điều trị bằng men vi sinh đã bắt đầu giảm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột được điều trị cho thấy mức lipid và chất béo trung tính trong gan thấp hơn, cho thấy rằng chế phẩm sinh học có thể làm giảm bớt tổn thương liên quan đến rượu đối với cơ quan đó.

Dong cho biết, bước tiếp theo của nghiên cứu là điều tra xem liệu tác dụng điều trị tiềm năng của chế phẩm sinh học biến đổi áp dụng cho con người

Thu Hà

Tin khác

Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Vào hôm 13/10 vừa qua, SpaceX đã thành công trong việc hạ cánh tầng đẩy đầu tiên của tên lửa Starship khổng lồ trở lại bệ phóng ở Texas bằng việc sử dụng một cánh tay robot khổng lồ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mẫu xe tay ga giá rẻ Yamaha Janus 2024 đã chính thức được giới thiệu ở thị trường Việt Nam với nhiều cải tiến để cạnh tranh với Honda Vision.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Nhà sản xuất Porsche mới đây đã phát đi thông báo triệu hồi đối với 27.000 xe điện Taycan do vấn đề pin có thể gây nguy cơ mất an toàn cao.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết chuyển đổi số làm biến đổi thế giới, mang lại nhiều tiện ích, là lựa chọn của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Đảng đã có nhiều nghị quyết, Chính phủ đã có nhiều chương trình để chuyển đổi số quốc gia.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
Theo ông Lê Hoàng Phúc – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo có phải mảnh đất màu mỡ để "canh tác" hay chỉ là ‘trend’ sớm nở chóng tàn tùy thuộc vào ý chí, khát vọng của thanh niên.