SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Châu Âu yêu cầu Google, Facebook phải trả tiền bản quyền

16:11, 14/09/2018
(SHTT) - Liên minh EU đã thông qua luật cải cách bản quyền, buộc các "ông lớn" công nghệ như Google và Facebook phải chia sẻ doanh thu với các cơ quan truyền thông châu Âu, các nhà xuất bản và những người sáng tạo ra nội dung khác.

Với 438 phiếu thuận, 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng, các nghị sĩ châu Âu ngày 12/9 nhất trí thông qua điều luật mới mang tên Copyright Directive, buộc các công ty cung cấp dịch vụ online ngăn người dùng đăng các nội dung vi phạm bản quyền lên mạng, đồng thời phải chia sẻ doanh thu với các nhà sản xuất âm nhạc, video và tin tức ở châu Âu.

CNN đánh giá luật vừa được thông qua là một đòn giáng nặng nề vào các công ty công nghệ lớn, vốn đã gặp áp lực từ các cơ quan của EU về cách họ sử dụng thông tin cá nhân của người dùng cùng các nội dung gây tranh cãi.

Luật mới được thông qua ở Nghị viện EU vẫn cần sự phê duyệt cuối cùng của Ủy ban EU và các quốc gia thành viên, tuy nhiên động thái vừa qua cũng mang thêm quyền lợi cho các nghệ sĩ cũng như bên xuất bản (các tờ báo, bên sản xuất nội dung) thêm quyền lực khi mặc cả với các công ty công nghệ.

google facebook phai tra tien ban quyen

 

Ủy ban châu Âu đã bắt đầu thảo luận chủ đề này hai năm trước vì nhận thấy cần thiết phải bảo vệ di sản văn hóa của châu Âu và tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các nền tảng trực tuyến và các nhà xuất bản, các đài truyền hình và các nghệ sĩ.

Trước đó, từ năm 2017, 9 cơ quan báo chí lớn nhất châu Âu, trong đó có AFP, AP, DPA, đã cùng kêu gọi Liên minh châu Âu phê chuẩn luật buộc các hãng dịch vụ Internet như Facebook, Google trả phí cho nội dung tin tức.

"Facebook hay Google không có tòa soạn riêng, cũng không có các nhà báo sẵn sàng mạo hiểm tính mạng ở Syria hay có những biên tập viên phụ trách việc kiểm duyệt, xác thực thông tin mà phóng viên thu thập được", các cơ quan báo chí châu Âu chia sẻ. Thế nhưng, 60-70% doanh thu của họ đang đến từ quảng cáo, phần lớn trong số đó là nhờ công sức của người khác.

Như vậy, các công ty Internet lớn như Facebook, YouTube sẽ cần phát triển công nghệ nhận diện nội dung, hay các bộ lọc, để ngăn người dùng đăng và chia sẻ những thông tin có bản quyền. 

Nhóm phản đối cho rằng những bộ lọc tự động như vậy chẳng khác nào công cụ giám sát và làm ảnh hưởng đến sự tự do chia sẻ thông tin. "Bất cứ thứ gì bạn muốn đăng lên đầu tiên sẽ phải được các bộ lọc này chấp thuận", Julia Reda, nhà lập pháp Đức, cho hay, "Các nội dung vốn được cho là hợp pháp như ảnh chế, video nhại... sẽ bị mắc kẹt ở giữa".

Hải Hà

Tin khác

Giải trí 18 giờ trước
(SHTT) - Nam rapper 20 tuổi, Trefuego, mới đây đã bị tòa án tuyên mức phạt hơn 800.000 đô la cho hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng phần giai điệu chưa được cấp phép từ Sony Music.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.
Liên kết hữu ích