SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

ChatGPT đưa tin giả, ai là người phải chịu trách nhiệm pháp lý?

11:00, 21/02/2023
(SHTT) - Việc ChatGPT chưa được hoàn thiện và thường xuyên đưa ra cho người dùng những thông tin sai lệch đang làm dấy lên những lo ngại pháp lý khi hiện tượng này đang được phủ sóng rộng rãi toàn cầu. Vậy, khi ChatGPT đưa tin giả, ai hay tổ chức nào sẽ là người chịu trách nhiệm pháp lý?

Mới đây, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi giảng và thảo luận với chủ đề “ChatGPT: Disruption in legal education and authorship?” nhằm thảo luận về việc ChatGPT tác động ra sao tới hoạt động đào tạo luật và các vấn đề pháp lý liên quan. Chương trình được diễn ra với sự tham gia của diễn giả chính là GS. Xuan-Thao Nguyen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật châu Á, Trường Đại học Luật, Đại học Washington (Hoa Kỳ).

329948918_3378448495738871_8846888273131129128_n

 

Tại Hội thảo, GS Xuan-Thao Nguyen đã có rất nhiều chia sẻ liên quan tới vấn đề dạy và học luật khi ứng dụng chatbot AI ChatGPT. Cùng với đó là các giải đáp thắc mắc liên quan tới vấn đề pháp lý liên quan tới các công cụ AI và các sản phẩm của những ông lớn công nghệ hiện nay.

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh của trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đặt ra câu hỏi: "Với những vấn đề mà ChatGPT có thể mang lại bao gồm tính đưa tin không chính xác, vi phạm quyền riêng tư,...thì trách nhiệm pháp lý sẽ như thế nào? Ai chịu trách nhiệm? Cách yêu cầu trách nhiệm? Phạm vi và nội dung của trách nhiệm? nếu các vấn đề này có thể gây ra thiệt hại cho người dùng?".

Trả lời cho những câu hỏi này, GS. Xuan - Thao Nguyen cho biết, hiện nay, chúng ta rất thường xuyên sử dụng Internet và các công cụ tìm kiếm như Google chẳng hạn. Ở đó, chúng ta có thể thấy được rất nhiều các thông tin bất hợp pháp và thông tin không chính xác, tin xấu. Tuy nhiên, Google cũng không chịu trách nhiệm đối với những tin giả đó.

Điều này là do, với khung pháp lý hiện nay, các công nghệ tương tự Google Search không bị áp đặt trách nhiệm về chất lượng dữ liệu. Chúng ta cũng biết, các công ty công nghệ như Google sẽ chỉ cung cấp thông tin, kết quả cho việc tìm kiếm, còn việc đánh giá và kiểm chứng thông tin đó như thế nào thì sẽ là trách nhiệm của chính người dùng.

Các ông lớn công nghệ trong trường hợp này sẽ chỉ là người đóng vai trò cung cấp một cơ sở dữ liệu tập hợp các thông tin, các nội dung. Trừ những tình huống mà kết quả đưa ra vô cùng cực đoan như trường hợp tờ New York Times báo cáo gần đây về việc ChatGPT sau 2 giờ đồng hồ trò chuyện với một phóng viên đã có xu hướng khuyến khích anh này bỏ vợ hay trong trường hợp một đứa trẻ rất cô đơn tìm đến ChatGPT để trò chuyện và giảm bớt sự cô đơn đó và gây ra những hành động gây nguy hại tới bản thân người sử dụng ứng dụng thì có thể trong trường hợp đó vấn đề pháp lý trong từng trường hợp sẽ được bóc tách và đặt ra trước pháp luật.

Hiện, MicroSoft cũng đã bắt đầu lường trước được những rủi ro đó và bắt đầu có những biện pháp, tính năng để bảo vệ người dùng trước những mặt tối của sản phẩm công nghệ AI để hoàn thiện hơn công cụ thông minh này trên đường đua AI vô cùng khốc liệt hiện nay.

Cùng với những hành động từ các nhà sản xuất, bản thân những khách hàng, những người trực tiếp trải nghiệm những công nghệ này cũng cần tích cực báo cáo tới các công ty công nghệ hoặc cơ quan chức năng về các rủi ro mà AI mang đến để MicroSoft hay Google,... có thể đưa ra các biện pháp nhằm lọc bớt hoặc loại bỏ các nội dung độc hại có thể gây tiêu cực tới người dùng giúp các công cụ thông minh này ngày càng hoàn thiện hơn.

331410004_3562301407323409_3080592296742855399_n

 Quang cảnh hội thảo

GS Xuan - Thao Nguyen cũng cho biết, thực tế, không phải các nhà lập pháp tại Mỹ chưa từng có động thái gì nhằm ngăn chặn tình trạng tin giả, tin xấu xuất hiện tràn lan. Chúng ta đều biết, khi Internet mới xuất hiện, nó đã thu hút và thúc đẩy nền kinh tế rất lớn, tuy nhiên việc đưa ra các tin tức tiêu cực sai sự thật không phải là không có. Do vậy, nước này đã ban hành đạo luật rất nổi tiếng về truyền thông lành mạnh với Điều 230 đề cập đến việc các công ty công nghệ hay nền tảng như Facebook hay YouTube được miễn trừ trách nhiệm đối với các thông tin do người dùng đưa lên. Tuy nhiên, suốt 50 năm qua sau sự tồn tại của Điều 230, tranh luận về việc có nên quy trách nhiệm cho các công ty công nghệ đối với các nội dung độc hại xuất hiện trên các nền tảng của họ hay không vẫn luôn là vấn đề nóng chưa ngã ngũ.

Rất có thể, trong tương lai, khi nhiều vấn đề nhức nhối đặt ra thì các cơ quan quản lý, xã hội sẽ có những cân nhắc phù hợp hơn đối với vấn đề pháp luật để lành mạnh hóa các nội dung trên Internet. Còn ở thời điểm này, vấn đề các công cụ công nghệ đưa ra tin sai, tin giả thì các công ty công nghệ vẫn được miễn trừ trách nhiệm.

Việt Nam đã ngăn chặn tin giả trên Internet như thế nào?

Tại Việt Nam, nhằm lành mạnh hóa các nội dung trên Internet, đặc biệt là các mạng xã hội có độ phổ biến cao như Facebook, Zalo, Nhà nước đã đề ra các quy định và biện pháp xử lý hành vi phát tán tin giả.

Cụ thể, trước thực trạng gia tăng thông tin giả mạo, sai lệch sự thật, mất kiểm soát trên mạng xã hội, Thủ tướng Chính phủ ngày 3/3/2020 đã ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực với nhiều quy định rõ hơn, chi tiết hơn liên quan đến việc xử lý các vi phạm hành chính trong môi trường bưu chính, viễn thông.

Trong đó riêng việc xử lý các thông tin sai lệch, giả mạo trên mạng xã hội cũng đã rõ ràng hơn. Đặc biệt là quy định trách nhiệm cá nhân của người tham gia mạng xã hội đã được làm rõ tại điều 101 về “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội”.

Trước thực trạng gia tăng thông tin giả mạo, sai lệch sự thật, mất kiểm soát trên mạng xã hội, Thủ tướng Chính phủ ngày 3/3/2020 đã ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực với nhiều quy định rõ hơn, chi tiết hơn liên quan đến việc xử lý các vi phạm hành chính trong môi trường bưu chính, viễn thông.

Trong đó riêng việc xử lý các thông tin sai lệch, giả mạo trên mạng xã hội cũng đã rõ ràng hơn. Đặc biệt là quy định trách nhiệm cá nhân của người tham gia mạng xã hội đã được làm rõ tại điều 101 về “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội”.

fake_news

 

Đối với các hành vi mà Bộ luật Hình sự chưa quy định là tội phạm hoặc hành vi đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 15) thì cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính nếu có một trong các hành vi sau:

Hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử

Tại khoản 2 Điều 99 của Nghị định 15 quy định:

“…

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

b) Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

c) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;

đ) Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu“.

Hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Tại khoản 3 Điều 100 Nghị định 15 quy định:

“…

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Chủ động cung cấp thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Chủ động cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Chủ động lưu trữ, truyền đưa nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;

e) Chủ động đăng, phát, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

g) Chủ động đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

h) Chủ động quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

i) Không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm theo quy định pháp luật“.

Hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Theo quy định của Điều 101 Nghị định 15:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.“

Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị tịch thu công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với các hành vi trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 15). Ví dụ: Hành vi quy định tại khoản 2 Điều 99 như đã nêu trên có mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng là áp dụng đối với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Xử lý hình sự đăng tin sai sự thật trên mạng xã hộiChế tài hình sự được áp dụng đối với cá nhân vi phạm nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định. Hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đang có hiệu lực thi hành, quy định một số tội liên quan đến các hành vi đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái pháp luật lên mạng xã hội. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ, loại hành vi mà sẽ phạm một tội hoặc một số tội theo quy định của Bộ luật này, cụ thể:

Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại Điều 117 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Tội làm nhục người khác

Tại Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm nhục người khác như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Tội vu khống

Tại Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định về tội vu khống như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

Tại Điều 288 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Tại Điều 331 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:

“1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Chế tài hình sự là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất đối với cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị xử lý hình sự cá nhân vi phạm có thể đối diện với các mức án nghiêm khắc nhất và khi chấp hành án xong hình phạt của bản án, cá nhân đó còn phải mang án tích cho đến khi được xóa án tích theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân đăng tải, chia sẻ các thông sai sự thật, trái pháp luật gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người khác thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu cá nhân đó bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.  Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm:

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;Thiệt hại khác do luật quy định.Ngoài chịu trách nhiệm bồi thường các khoản thiệt hại trên, người có trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thái An

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.