SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Chân dung nữ sinh Gia Lai giành HCV Olympic Phát minh và Sáng chế Thế giới

07:16, 17/10/2020
(SHTT) - Ngay từ khi học THCS, Lê Nhật Minh (học sinh lớp 11C2A, Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku, Gia Lai) đã có ước muốn nghiên cứu phương thuốc chữa dứt điểm bệnh ung thư cho nhân loại. Hơn 1 năm sau, em tìm ra phương pháp giúp ức chế tế bào gốc ung thư, giành HCV cuộc thi WICO 2020.

Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế Thế giới WICO được Hiệp hội phát minh và sáng chế các trường đại học Hàn Quốc (KUIA) tổ chức hằng năm và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn thế giới. Tại cuộc thi, học sinh phải trình bày kết quả nghiên cứu và trả lời các câu hỏi của Ban Giám khảo đưa ra. Các đề tài nghiên cứu phải có tính mới, sáng tạo và thiết thực.

Với dự án Nghiên cứu khả năng đánh dấu và ức chế tế bào gốc ung thư từ hệ nano phát quang đất hiếm - kháng thể (TMC), Lê Nhật Minh đã vinh dự lọt vào tốp dự thi WICO 2020.

Đề tài đã chế tạo thành công tổ hợp vật liệu nano Tb3+ từ đất hiếm và 2 loại kháng thể đơn dòng tạo hệ nano phát quang TMC, cho thấy tính hướng đích hiệu quả trong đánh dấu và ức chế tế bào gốc ung thư. Với nghiên cứu này, Nhật Minh đã giành huy chương vàng cuộc thi WICO 2020.

le nhat minh

 Chân dung nữ sinh Gia Lai giành HCV Olympic Phát minh và Sáng chế Thế giới

Được biết, Nhật Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình có mẹ và anh trai đều theo con đường nghiên cứu. Ngay từ nhỏ, em luôn để ý mẹ hướng dẫn các lớp anh chị thực hiện các công trình nghiên cứu nên cảm thấy rất thích thú và mong mỏi khi lớn lên mình cũng được tham gia những hoạt động như thế.

Để đến được với giải thưởng danh giá, Minh không tránh khỏi những lần căng thẳng khi thí nghiệm thất bại. Đây là lần đầu tiên Minh làm nghiên cứu khoa học và mới đang là học sinh lớp 10 nên gặp khá nhiều khó khăn. Trong khi đề tài hết sức mới mẻ, lượng kiến thức về lĩnh vực này rất sâu và rộng, tài liệu nghiên cứu chủ yếu bằng tiếng Anh nên đòi hỏi bọn em phải thật sự tập trung.

Thấy ý tưởng táo bạo của Minh, TS. Phùng Thị Kim Huệ (giáo viên Trường THPT chuyên Hùng Vương) đã cùng với nhóm nghiên cứu của các em từng bước xây dựng đề cương để tham gia bảo vệ ý tưởng tại hội đồng khoa học cấp trường. Được hội đồng chấp thuận, cô học trò Lê Nhật Minh và bạn Võ Trọng Nhân đã cùng bắt tay vào nghiên cứu dự án.

Chia sẻ về đề tài này, Minh cho biết: “Ung thư là loại bệnh nan y, khó điều trị và có tỷ lệ tử vong rất cao. Em cũng có người thân bị căn bệnh này nên mong muốn tìm ra cách điều trị dứt điểm.

Hầu hết người bệnh được hóa-xạ trị để diệt tế bào ung thư và phải chịu tác động trên toàn thân, gây ra nhiều tác dụng ngoại ý, nên hiệu quả điều trị thường rất thấp, dẫn đến tử vong. Do vậy, dự án em hướng đến phương pháp điều trị trực tiếp vào tế bào gốc ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành, dựa trên nền tảng của công nghệ nano và liệu pháp miễn dịch".

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.