SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Chân dung nữ giám đốc gốc Việt sáng chế chiếc mũ giúp lái xe F1 bằng suy nghĩ

09:31, 12/01/2019
(SHTT) - Công ty EMOTIV đã giúp nhiều người khuyết tật trải nghiệm với xe đua công thức một (F1) nhờ sử dụng chiếc mũ đọc sóng não. Đây là công ty của người phụ nữ gốc Việt Tần Lê, có trụ sở ở San Francisco, Mỹ.

Tan Le (Lê Thị Thái Tần) là nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành công ty Emotiv System về nghiên cứu não bộ con người. Nữ CEO gốc Việt từng lọt top 30 người phụ nữ dưới 30 tuổi thành công nhất nước Úc. Cô cũng là thành viên của Hội đồng Kinh tế Thế giới (WEF) và hội đồng tương lai toàn cầu về khoa học thần kinh và khoa học não.

Được thành lập từ năm 2011, các sản phẩm chính của của công ty do Tần Lê sáng lập bao gồm mũ đọc sóng não Emotiv Insight có 5 chân cảm biến, Emotiv EPOC+ có 14 chân cảm biến. Các sản phẩm giúp người dùng xác định được 6 trạng thái khác nhau như vui vẻ, tập trung, thích thú, nghỉ ngơi, có trải nghiệm tích cực hay tiêu cực. Những chiếc mũ đọc sóng não gọn nhẹ, không dây và phù hợp túi tiền của mọi người với mức giá khởi điểm là 299 USD. Hiện có hơn 80.000 người ở khắp 120 quốc gia trên thế giới tiếp cận được với các thiết bị của EMOTIV.

tan_bcil

 

Với công nghệ điện não đồ (EEG), được kết nối với xe qua một hệ thống máy tính, chiếc mũ giúp đo điện não của người đội và cho phép họ điều khiển xe bằng ý nghĩ. Nhờ chiếc mũ này, người dùnng có thể điều khiển xe tăng tốc, phanh, rẽ phải hay trái trong suốt chặng đua. EMOTIV còn hợp tác với Hội đồng Ôtô tự động Hoàng gia Anh (Royal Automotive Council) để tạo ra chiếc xe điều khiển theo mức độ chú ý của tài xế (Attention Powered Car), tức là khi tài xế tập trung thì chiếc xe vận hành bình thường, nhưng nếu họ xao lãng thì xe sẽ tự động giảm tốc.

Tháng 6/2018, công ty ra mắt thêm dòng mũ EPOC Flex có 32 chân cảm biến. Các nhà khoa học của EMOTIV hướng tới mục tiêu điều trị các bệnh liên quan đến cấu trúc và chức năng não như trầm cảm, động kinh, mất trí nhớ (Alzheimer).

Ít ai biết rằng để có được thành công như hôm nay, Tần Lê đã phải trải qua nhiều khó khăn nơi đất khách quê người. Rời Việt Nam từ năm 4 tuổi, Tần Lê có một khởi đầu khá khó khăn khi cùng gia đình tới Australia định cư. Mặc dù tại nền kinh tế phát triển này, Tần Lê có nhiều cơ hội hơn để thành công nhưng cô cũng gặp không ít khó khăn lúc ban đầu do khác biệt về văn hóa.

tanle2-153140961783297797889

 

Thời niên thiếu, Tần Lê học giỏi, thân thiện nhưng khá trầm tính nên không mấy ai để ý đến cô. Khi hoàn thành cấp 3 để lên đại học, Tần Lê chọn ngành luật, một quyết định không được sự ủng hộ từ người mẹ, bà muốn cô đi theo ngành dược hơn.

Trong khoảng thời gian này, Tần Lê cũng thường xuyên tham gia hỗ trợ các tổ chức tình nguyện, từ thiện cũng như các hoạt động xã hội. Cô giúp những người nhập cư vào Australia trong vấn để thủ tục pháp lý cũng như đào tạo, kiếm việc làm cho họ.

Đến năm 1998, Tần Lê đoạt giải thưởng "Yuong Australian of the Year" khi mới tròn 20 tuổi nhờ những đóng góp tích cực của cô với cộng đồng.

Từ 2009, Tần Lê được xếp vào danh sách các Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới. Năm 2010, Tần có tên trong Fast Company về Những phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ. Cô cũng được vinh dự nằm trong danh sách của Forbes về 50 gương mặt cần biết trong năm 2011, trong đó có hai người gốc Á.

tan2-1546852738-5353-1547109973

Chân dung nữ giám đốc gốc Việt sáng chế chiếc mũ giúp lái xe F1 bằng suy nghĩ 

Năm 2016, Tần Lê trở thành một trong những gương mặt tham gia diễn thuyết tại Hội nghị Những người phụ nữ quyền lực nhất thế hệ kế tiếp của tạp chí Fortune. Cô được bình chọn là top 2 phụ nữ quyền lực nhất về Công nghệ thông tin tại Australia và New Zealand. Năm 2018, Tần Lê nhận được giải thưởng Trao đổi nghiên cứu đổi mới vì có thành tựu nổi bật trong sáng tạo và đổi mới cá nhân, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp và vì lợi ích của xã hội. Cũng trong năm ngoái, chân dung của cô được đặt trong Phòng trưng bày chân dung Quốc gia của Australia, cùng 19 gương mặt đại diện tiêu biểu khác của toàn châu Úc.

Hiện tại, cùng với việc điều hành Emotiv, Lê Thị Thái Tần còn là thành viên của Hội đồng Kinh tế Thế giới (WEF), hội đồng tương lai toàn cầu về khoa học thần kinh và khoa học não. "Khi bạn nhìn vào tương lai, công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chúng ta phải giao tiếp trực tiếp với bộ máy trí tuệ mà mỗi người chúng ta có trong đầu", Tần Lê khiêm tốn cho rằng tất cả những gì cô và Emotiv System đang làm chỉ mới chạm vào phần nổi của vô vàn những ứng dụng hiện đại khác.

Thu Vân (t/h)

Tin khác

Pháp luật 12 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 5 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.