SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Chân dung Giáo sư 8x Vũ Ngọc Tâm sở hữu hơn 24 bằng sáng chế tại Mỹ

08:08, 17/12/2019
(SHTT) - Giáo sư Vũ Ngọc Tâm là một trong những người trẻ Việt khẳng định tài năng trên trường quốc tế. Anh cũng là người đã chắp nối ước mơ cho những nhà khoa học trẻ của Việt Nam.

Anh Vũ Ngọc Tâm (sinh năm 1983) tốt nghiệp ngành khoa học máy tính Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sau đó, nhận bằng tiến sĩ ngành này tại Trường ĐH Rutgers (Mỹ). Năm 2013, anh nhận hàm giáo sư và sáng lập, làm giám đốc phòng thí nghiệm các hệ thống di động và kết nối tại trường Colorado Denver. Tại đây, anh đã tập trung sáng chế ở lĩnh vực y tế, nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống thông minh cải thiện, thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.

Phương pháp mà giáo sư Vũ Ngọc Tâm làm chính là áp dụng lý thuyết và các kỹ thuật tiên tiến của hệ thống không dây thành ứng dụng cảm biến sinh học như các thiết bị thông minh đo nhịp thở, giám sát tín hiệu sóng não, ghi lại chuyển động cơ bắp và giám sát chất lượng giấc ngủ.

giao su vu ngoc tam

 Chân dung Giáo sư 8x Vũ Ngọc Tâm sở hữu hơn 24 bằng sáng chế tại Mỹ

Ưu điểm của phương pháp này chính là có chi phí thấp và ít gây khó chịu cho người sử dụng như các sản phẩm truyền thống khác trên thị trường. Tại các hội thảo công nghệ di động nổi tiếng thế giới như ACM MobiCom, ACM MobiSys, ACM SENSYS, ACM CCS, IEEE Infocom, ACM UbiComp, Mobile Computing (TMC) đều cho công bố những kết quả nghiên cứu của giáo sư Vũ Ngọc Tâm.

Một trong những sáng chế điển hình của vị giáo sư trẻ này chính là thiết bị đo sóng não LIBS. Đây là sản phẩm của anh cùng nghiên cứu sinh Nguyễn Trần Lan Anh. Sáng chế này đã mang về cho giáo sư Vũ Ngọc Tâm giải thưởng tại hội thảo ACM SENSYS, hội thảo khoa học uy tín thế giới về công nghệ cảm ứng diễn ra vào tháng 11/2016 tại ĐH Stanford, Mỹ.

Với cộng đồng khởi nghiệp, cái tên Vũ Ngọc Tâm là nhân vật khá quen thuộc. Anh sáng lập, kiêm CEO, CTO của 2 startup tại Mỹ là Now Vitals và Earable. Riêng dự án Earable về tai nghe không dây thông minh cũng vừa nhận được 10 tỷ đồng của VinTech Fund

Giáo sư trẻ này có bảng thành tích "dài" với nhiều giải thưởng như NSF CAREER, hai lần nhận "Google Faculty Research Award", 6 giải thưởng xuất sắc nhất tại ACM MobiCom và Sensys, hai đề cử xuất sắc nhất tại SenSys 2017 và 2018, 2 giải nghiên cứu nổi bật của ACM SigMobile năm 2016 và 2017. 

Nhắc đến các bằng sáng chế đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Mỹ, anh chia sẻ "lần cuối mình đếm là 24 bằng sáng chế nhưng chắc đã hơn rồi vì tụi mình làm nhiều dự án song song lắm". Có thể nói, anh là một nhà khoa học đi làm startup.

Vị giáo sư trẻ cũng hy vọng có thể đưa thêm nhiều sinh viên công nghệ Việt Nam sang Mỹ để có thể đào tạo, hỗ trợ họ đạt được học hàm giáo sư trong thời gian ngắn nhất. Anh ví von, mục tiêu này như một "cây giáo sư Việt" trên đất Mỹ.

Anh Tâm đã đến thăm nhiều trường đại học lớn tại Hà Nội và TP HCM để tìm kiếm và trao học bổng cho những sinh viên có thành tích cao, đam mê nghiên cứu. Hiện, anh đã đưa 7 sinh viên có tiềm năng về nghiên cứu và công nghệ sang Mỹ.

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.