Cầu thủ nổi tiếng khai thác bản quyền hình ảnh như thế nào?
(SHTT) - Với những cầu thủ nổi tiếng, bản quyền hình ảnh rất quan trọng bởi nó sẽ đem về nguồn thu nhập lớn cho các cầu thủ này, quan trọng hơn cả tiền lương. Vì vậy khai thác hình ảnh đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng” với nhiều cầu thủ, kể cả khi đã giải nghệ.
Việc các CLB khai thác bản quyền hình ảnh cầu thủ trên khía cạnh thương mại đã không còn là vấn đề mới trong làng bóng đá. Đây cũng là một mặt của bóng đá chuyên nghiệp, nơi cầu thủ sống được bằng tài năng của mình và những thứ liên quan đến bản thân.
Vậy bản quyền hình ảnh là gì?
"Bản quyền hình ảnh" là quyền sở hữu của cá nhân với hình ảnh bản thân và các đặc điểm độc đáo khác liên quan đến họ (ví dụ: chữ ký, biệt danh, giọng nói). Người ta có quyền sở hữu, kiểm soát và quản lý hình ảnh của chính mình. Chúng tương đương với bảo hộ nhãn hiệu cho logo hoặc bản quyền tác phẩm nghệ thuật.
Bản quyền hình ảnh chống lại những người không được xác nhận quyền sở hữu, hoặc tuyên bố sở hữu mà không được sự cho phép của chính chủ. Những người của công chúng (như vận động viên, diễn viên và ca sĩ) có thể thu lợi ích tài chính khổng lồ từ việc tận dụng triệt để bản quyền hình ảnh.

Ở đẳng cấp cao nhất, tiền lương của cầu thủ ở câu lạc bộ có thể thấp hơn nhiều với số tiền họ kiếm được từ các nguồn thương mại. Ví dụ, lương của Cristiano Ronaldo mỗi năm khoảng 32 triệu euro, trong khi thu nhập từ thương mại khoảng trên 50 triệu euro.
Lương và bản quyền hình ảnh chịu mức thuế khác nhau. Thuế đánh trên lương nộp cho quốc gia nơi cầu thủ đó thi đấu. Thuế đánh trên bản quyền hình ảnh phức tạp hơn nhiều. Do đó, đa phần vụ trốn thuế đều có liên quan đến bản quyền hình ảnh.
Trong một vụ chuyển nhượng, khi đến giai đoạn "đàm phán điều khoản cá nhân", cuộc thảo luận về sự chuyển giao bản quyền hình ảnh của cầu thủ từ CLB này sang CLB kia tốn khá nhiều thời gian.
Phần trăm sở hữu hình ảnh giữa cầu thủ - CLB có thể được đàm phán lại thường xuyên hơn so với hợp đồng của cầu thủ, điều này xuất phát từ tính chất biến động liên tục của các sản phẩm quảng cáo có sử dụng hình ảnh cầu thủ.
Hình thức kí kết và các bên hưởng lợi từ khai thác hình ảnh
Theo thông tin được đăng tải trên Đời sống & Pháp Lý, việc khai thác hình ảnh cầu thủ bóng đá trong quảng cáo được diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức. Có thể, các hãng muốn sử dụng hình ảnh sẽ kí hợp đồng trực tiếp với các cầu thủ thông qua người quản lý hoặc công ty bảo trợ hình ảnh cho cầu thủ.
Như vậy, hãng đấy sẽ sử dụng hình ảnh cầu thủ một cách thoải mái dựa trên các điều khoản của hợp đồng kí kết, nhưng không được phép sử dụng hình ảnh câu lạc bộ quản lý cầu thủ đó.
Đồng thời câu lạc bộ đó cũng hoàn toàn không có quyền ngăn cấm cầu thủ tham gia vào việc sử dụng hình ảnh của mình trong quảng cáo.
Hình thức thứ 2, các hãng có thể kí kết hợp đồng quảng cáo với các câu lạc bộ bóng đá.
Theo hình thức này, hãng sẽ được sử dụng hình ảnh của câu lạc bộ cũng như hình ảnh của cầu thủ thuộc biên chế của câu lạc bộ đó nếu hãng cần.
Đồng thời tiền quảng cáo sẽ chia cho cả câu lạc bộ lẫn cầu thủ xuất hiện trên quảng cáo, tỷ lệ phần trăm sẽ tùy thuộc vào hợp đồng ký kết.
Như vậy sẽ có 3 bên được hưởng lợi chính từ việc khai thác hình ảnh cầu thủ trong quảng cáo đó là cầu thủ, câu lạc bộ quản lý cầu thủ và người quản lý hay công ty bảo trợ hình ảnh của chính cầu thủ đó.
-
Những bộ phim đình đám từng bị kiện vì vi phạm bản quyền, đạo ý tưởng
-
Những lần H&M phải đấu tranh trong các cuộc chiến bản quyền
-
Những cuộc chiến bảo vệ bản quyền của Adidas
Vân Trang (t/h)
-
Vụ bản quyền phim Trạng Tí: Họa sĩ Lê Linh nói về lý do không hợp tác
Lạng Sơn: Bắt giữ nửa tấn thực phẩm bẩn đang trên đường đưa đi tiêu thụ
Lạng Sơn: Thu giữ hơn 1 tấn hạt hướng dương khô có dấu hiệu vi phạm
Kỹ sư Việt nghiên cứu miếng dán đưa vaccine COVID-19 vào cơ thể
-
Vụ bản quyền phim Trạng Tí: Họa sĩ Lê Linh nói về lý do không hợp tác
-
Lạng Sơn: Bắt giữ nửa tấn thực phẩm bẩn đang trên đường đưa đi tiêu thụ
-
Lạng Sơn: Thu giữ hơn 1 tấn hạt hướng dương khô có dấu hiệu vi phạm
-
Kỹ sư Việt nghiên cứu miếng dán đưa vaccine COVID-19 vào cơ thể
-
Ngô Thanh Vân thừa nhận sơ suất xoay quanh bản quyền Trạng Tí
-
Thu giữ gần 700 kg mực đông lạnh thối rữa đang trên đường đi tiêu thụ
-
Sáng chế hữu ích: Quần tự phồng cứu nạn người đi xe máy
-
Loạt sao Việt bị tố đạo nhái trang phục thảm đỏ chỉ sau 1 đêm
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Hiền Thục khoe sắc vóc như 'gái 18', gây chú ý với triết lý sống thâm thúy: 'Đàn bà chỉ hạnh phúc khi có người đàn ông vĩ đại'
-
Vụ bản quyền phim Trạng Tí: Họa sĩ Lê Linh nói về lý do không hợp tác
-
Bài cúng Rằm tháng Chạp và cách soạn mâm cỗ đơn giản và đầy đủ nhất
-
Dự báo thời tiết hôm nay 27/1: Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mới
-
Tin tức giá vàng hôm nay 27/1, Bảng giá vàng 9999, giá vàng SJC, PNJ, 24K mới nhất
-
Hiện tượng âm nhạc ChuChu từng khiến Trấn Thành, Trường Giang khen ngợi hết lời giờ ra sao?
-
Ra teaser sương sương, Rosé (Black Pink) vẫn lọt Top Trending và nhận về lượng view khủng
-
Hà Nội gấp rút quy hoạch 2 bờ sông Hồng
-
Lạng Sơn: Bắt giữ nửa tấn thực phẩm bẩn đang trên đường đưa đi tiêu thụ
-
Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030