SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Câu chuyện bản quyền về nghệ thuật trúc chỉ

14:17, 09/08/2021
(SHTT) - Thời gian gần đây, giới nghệ thuật xôn xao vụ bản quyền liên quan đến nghệ thuật Trúc Chỉ. Một sinh viên tốt nghiệp mỹ thuật sử dụng từ công thức, mẫu mã đến cách trưng bày, khiến tác giả gốc bức xúc.

 Lấy cảm hứng từ nghề giấy dó thủ công truyền thống, sử dụng hầu hết các nguyên liệu xơ sợi sẵn có với ý niệm phát triển nghệ thuật tính cho giấy, kết hợp và vận dụng các nguyên lý kỹ thuật của nghệ thuật đồ họa và nghề giấy trong nhiều năm, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế cùng các cộng sự đã tạo ra Trúc chỉ với tư cách là một nghệ thuật giấy mới của Việt Nam, tiếp biến các giá trị truyền thống trong bối cảnh đương đại.

Họa sĩ Phan Hải Bằng bắt đầu công bố những tư liệu mà ông gọi là Hành trình trúc chỉ trên trang Facebook cá nhân từ ngày 2/8. Đó là hành trình dài kể từ khi ông Bằng manh nha hình thành và nuôi dưỡng ý tưởng về một nghệ thuật giấy của Việt Nam, với sự khác biệt, đặc trưng trên nền tảng truyền thống và sự tiếp biến.

truc chi

 Câu chuyện bản quyền về nghệ thuật trúc chỉ

Trong quãng đường dài đó, ông Bằng có sự ủng hộ của nhiều người, trong đó có PGS-TS Phan Thanh Bình, khi đó là Hiệu trưởng ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế). Một mô hình kết hợp xưởng đồ họa - giấy được dựng lên trong khuôn viên trường này với lò có thể nổi lửa, khung phơi được giăng, bể seo giấy... Trong mỗi bài viết, ông Bằng đều có hình ảnh đi kèm để người đọc hình dung.

Thế nhưng mới đây, giới nghệ thuật lấy làm lạ khi một số nhà chuyên môn tới dự cuộc triển lãm tranh Trúc Chỉ tại Hà Nội nhưng không phải do tác giả Phan Hải Bằng tổ chức.

Đáng nói hơn, triển lãm này lại ồn ào liên quan đến câu chuyện xâm phạm bản quyền cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Theo anh Bằng, việc xâm phạm Trúc Chỉ đã xảy ra lâu nay bằng nhiều cách thức khác nhau, thậm chí cả tên gọi. Tuy nhiên các hành động đó có thể chỉ thể hiện sự vụ lợi mù quáng. Lần này, với tính chất có phần nghiêm trọng và ảnh hưởng đến danh dự nghề nghiệp, cũng như tính học thuật nghiêm túc nên anh buộc phải lên tiếng.

Hoạ sĩ Phan Hải Bằng cho biết: Việc xuất hiện cái gọi là Trúc Chỉ ở Hà Nội sử dụng luôn tên gọi của chúng tôi - đã được đăng ký bảo hộ là Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam để kinh doanh, sản xuất gây hiểu nhầm nghiêm trọng.

Một giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả liên quan đến trúc chỉ cũng được đưa lên mạng. Theo đó, đã có một giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp cho tác giả Ngô Đình Bảo Vi và chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên nghệ thuật trúc chỉ Việt Nam (TP.Huế). Tác phẩm được cấp chứng nhận là Hình thức thể hiện logo trúc chỉ, thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng. Văn bản do Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH-TT-DL cấp, do Cục trưởng Lê Hồng Phong ký ngày 17/2/2021.

Chia sẻ về điều này, Giám tuyển Ace Lee (Singapore) đánh giá: Đúng là logo trúc chỉ đã được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, thay vì đăng ký dưới hạng mục nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, thì nghệ sĩ Ngô Đình Bảo Vi và Công ty Trúc chỉ Việt Nam lại đăng ký nó dưới hạng mục quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả. “Bạn lưu ý rằng dưới dạng thức này, nó chỉ bảo hộ được hình thức thị giác mà không bảo hộ được tên gọi. Có nghĩa là, một doanh nghiệp khác chẳng hạn như Trúc chỉ Hà Thành cũng có thể sử dụng chữ “Trúc chỉ” này nhưng kết hợp với logo khác thì không bị coi là vi phạm”, ông Ace Lee viết.

Cũng theo ông Ace Lee, kỹ thuật đồ họa trúc chỉ (trucchigraphy) của tác giả gốc Phan Hải Bằng từ chục năm trước gồm quy trình làm giấy, kỹ thuật tạo áp lực nước và nâng cao kỹ thuật đó để tạo hệ thống thiết kế lớp lang tinh xảo. Ở đây, ông Bằng đã từng tổ chức nhiều workshop dạy kỹ thuật trucchigraphy công khai nên không thể đăng ký đó là bí mật doanh nghiệp kiểu như công thức chế biến Coca-Cola hay mã nguồn phần mềm Windows.

Tuy nhiên, ông Ace Lee cho rằng ông Hải Bằng có thể đăng ký sáng chế cho kỹ thuật trucchigraphy. Việc đăng ký này khá phức tạp với yêu cầu chung là phải có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp. Về việc này, ông Ace Lee cho biết: “Họa sĩ Phan Hải Bằng đã từng nộp nhưng chưa theo được đến cùng do sự phức tạp của quy trình. Tôi cho đây là một điều đáng tiếc, và khuyên đội ngũ vẫn nên tiếp tục theo đuổi đến cùng. Chủ sở hữu ở đây có thể là anh Bằng (vì bằng chứng phát minh đều dưới tên cá nhân anh), sau đó nhượng quyền cho Trúc chỉ Việt Nam để thuận lợi về hoạt động tổ chức”.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.