SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Cargill thu hồi gần 150 tấn thức ăn chăn nuôi có chứa aflatoxin

14:58, 08/05/2019
(SHTT) - Hiện tại, Cargill cho biết họ đã thu hồi 4.971 bao thức ăn tính ra lên đến 25 tấn chủ yếu là trong các túi 50 pound.

Aflatoxin được hình thành khi có nấm mốc, và thường phát triển mạnh trong ngô hoặc là các loại  ngũ cốc ở điều kiện khô ráo, Aflatoxin có thể gây hại, có trường hợp còn có thể khiến cho vật nuôi tử vong.

Chất độc này ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với ngành ngũ cốc cách đây 8 năm, trong một đợt hạn hán lịch sử ở miền Trung phía Tây - Hoa Kỳ khiến cho tất cả từ nông dân đến những người thu mua và xử lý ngũ cốc cùng với các cơ quan chức năng ngành công nghiệp thực phẩm đau đầu trong việc tìm hướng giải quyết vấn đề này.

Trong khi đó, phía Cargill cho hay, họ lần đầu tiên biết đến vấn đền này trong các sản phẩm của mình là khi Bộ Nông nghiệp Bắc Carolina cảnh báo công ty rằng kết quả kiểm tra cho thấy rất nhiều sản phẩm thức ăn có nồng độ aflatoxin tăng cao. 

Cụ thể, những sản phẩm bị ảnh hưởng được sản xuất tại Cleveland, Bắc Carolina bao gồm thức ăn cho gia cầm, bò thịt, bò sữa, cừu, dê và ngựa. Hiện tại, Cargill cho biết họ đã thu hồi 4.971 bao thức ăn tính ra lên đến 25 tấn chủ yếu là trong các túi 50 pound. 

Người phát ngôn của Cargill,  ông April Nelson chi sẻ với Reuters: "Nguyên nhân gốc rễ được xác định đến từ nhà cung cấp ngô cho cơ sở ở Cleveland". Cargill đang làm việc với nhà cung cấp để tìm hiểu nguồn gốc của nấm mốc, ông Nelson nói và hiện đang tìm nguồn cung ứng ngô từ các nhà cung cấp khác.

Cargill cũng cho biết thêm, trong một tuyên bố không có báo cáo về tác động sức khỏe bất lợi đối với động vật tiêu thụ sản phẩm. Cargill đã phát hành một thông cáo báo chí nêu rõ tình hình, theo yêu cầu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, ông Nelson nói.

Liên quan đến thức ăn chăn nuôi, trước đó Sở hữu trí tuệ đưa tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản về thực trạng sử dụng hoá chất trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, Bộ NN&PTNT cho biết, qua việc thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” để đưa bổ sung vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho cá da trơn, gia súc, gia cầm nhằm nâng cao độ đạm.

Tuy nhiên, việc nâng cao độ đạm này không có tác dụng về mặt dinh dưỡng (đạm giả), mặt khác gây tồn dư trên động vật và gây các bệnh về thận cho động vật và con người khi dùng sản phẩm có chất này.

Để có cơ sở khoa học tham mưu cho Bộ NN&PTNT quản lý chặt chẽ các chất trên và kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý về sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoá chất công nghiệp trong thức ăn chăn nuôi, Bộ yêu cầu Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Việt Thú y, Viện Chăn nuôi có ý kiến về ba chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide.

Cụ thể về tác dụng của các chất này đối với vật nuôi và mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi sử dụng sản phẩm động vật chứa chất này.

Các đơn vị trên cũng cần làm rõ trên thế giới, có những nước nào cho phép sử dụng và cấm sử dụng các chất trên. Ý kiến gửi về Bộ trước ngày 25/12/2017.

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi phối hợp với Tổng cục Thuỷ sản rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi đảm bảo không sử dụng các chất trên, thẩm định và chỉ định Phòng kiểm nghiệm đối với chất Cyanuric acide, Dicyandiamide và Ammelide phục vụ cho việc phát hiện, xử lý vi phạm.

 Nghiên cứu đề xuất việc đưa các chất trên vào danh mục chất cấm sản xuất, kinh doanh trong thức ăn chăn nuôi nếu đủ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

Minh Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.