SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Cáp quang biển APG được khôi phục sau sự cố, internet trở lại hoạt động bình thường

10:50, 26/04/2018
(SHTT) - Thông tin từ VNPT cho hay, sự cố gây mất 930G dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến cáp biển APG xảy ra tối 23/4 đã được khôi phục từ lúc 17h10 ngày 25/4/2018, hiện tại chất lượng kết nối internet đi quốc tế đã ổn định.
ap

Cáp quang biển APG được khôi phục, internet trở lại hoạt động bình thường. Ảnh minh họa: Internet 

Trước đó, vào lúc 23h50 (ngày 23/04/2018) xảy ra sự cố gây mất 930G trên tuyến cáp biển quốc tế APG đi quốc tế, làm ảnh hưởng đến chất lượng kết nối internet của một số khách hàng.

Đại diện VNPT cho biết, ngay khi gặp sự cố, tập đoàn đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức định tuyến, ưu tiên lưu lượng trên các hướng cáp biển khác đang hoạt động ổn định nhằm đảm bảo chất lượng kết nối quốc tế cho các khách hàng. Tuy nhiên, việc định tuyến cũng không tránh khỏi tình trạng ảnh hưởng đến chất lượng kết nối Internet của một số khách hàng.

Nguyên nhân ban đầu được xác định do sự cố cáp vào trạm cập bờ Chongming/APG/China. Thời gian hoàn thành dự kiến khoảng 2 đến 3 tuần, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, nguyên nhân sau đó được xác định lại là do đối tác cấu hình nguồn trên tuyến cáp. Vì vậy, thời gian khắc phục nhanh hơn dự kiến.

Được biết, đây là lần thứ 3 trong năm nay tuyến cáp APG gặp sự cố. Từ đầu 2018, tuyến cáp biển APG bị gián đoạn liên lạc lần đầu vào ngày 6/1, lần thứ hai là vào sáng 27/2. Trước đó, tuyến cáp biển APG cũng có 2 lần gặp sự cố lần lượt vào các ngày 20/6 và 23/12 năm ngoái.

APG là tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất đang hoạt động tại khu vực châu Á với băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Băng thông ban đầu là 4 Tbps. 

Tuyến cáp này có chiều dài 10.400km đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Viettel và VNPT là 2 trong số các nhà đầu tư lớn cho tuyến cáp này, bên cạnh các công ty như Facebook, China Telecom, China Mobile, NTT Communication hay StarHub. APG được đưa vào vận hành từ cuối năm 2016.

Linh San (t/h)

Tin khác

Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 14 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).
Liên kết hữu ích